1. Ghi chú (Comment) trong python
Như ta biết, phần ghi chú là những đoạn mã mà trình biên dịch sẽ bỏ qua trong quá trình biên dịch chương trình, những đoạn mã này nhằm mục đích diễn giải chức năng của đoạn code nào đó và thường được sử dụng rất nhiều để ghi chú lại những phần then chốt của đoạn code.
Trong Python để khai báo là chuỗi ghi chú thì ta có 2 cách:
- Cách 1: Sử dụng dấu
#
dành cho ghi chú 1 dòng - Cách 2: Sử dụng dấu
''' nội dung ghi chú'''
để bao quanh nội dung cần ghi chú lại (có thể 1 hoặc nhiều dòng). Tuy nhiên cách này không phải lúc nào cũng hoạt động (do hệ điều hành hoặc phiên bản) nên không nên sử dụng.
Ví dụ:
1
2
3
|
>>> # This is comment >>> print ( "This is not a comment" ) This is not a comment |
Ở dòng lề thứ nhất tôi sử dụng dấu # nên nó hiểu là comment nên không biên dịch. Ở dòng thứ hai tôi dùng lệnh print để in một chuỗi ra ngoài màn hình (không phải comment nên được biên dịch và xuất hiện ở dòng thứ 3)
2. Các kiểu dữ liệu trong Python
Trong Python có các kiểu dữ liệu căn bản thông dụng sau đây:
- Kiểu số – Number:
123456789
- Kiểu chuỗi – String:
"Hello" "It's me" '"OK"-he replied'
- Kiểu bộ – Tuple:
(1, 2.0, 3) (1,) ("Hello",1,())
- Danh sách – list:
[4.8, -6] ['a','b']
- Từ điển – dictoinary:
{"Hanoi":"Vietnam", "Haiphong":"Vietnam", "Hochiminh":"Vietnam", "Netherlands":"Amsterdam", "France":"Paris"}
3. Khai báo biến trong python
Để khao báo biến trong Python ta dùng cú pháp tenbien = giá trị
.
Ví dụ:
1
|
>>> name = 'Nguyen Van Cuong' |
Một số lưu ý khi khai báo biến:
- Biến không được chứa chữ số đầu tiên
- Biến không được chứa khoảng trắng
- Biến không được là chữ có dấu (Tiếng Anh)
3. Các toán tử trong python
Phéo Toán | Ký Hiệu | Diễn Giải | Ví Dụ |
---|---|---|---|
Số Mũ | ** | Dùng để xác định số mũ của một chữ số | 5 ** 3 = 125 |
Chia | / | Phép chia hai số | 10 /5 = 2 |
Nhân | * | Phép nhân hai số | 7 * 7 = 49 |
Chia Lấy Nguyên | // | Chia lấy kêt quả số nguyên | 14 // 3 = 4 |
Chia Lấy Dư | % | Chia lấy phần dư | 14 % 3 = 2 |
Phép Cộng | + | Cộng hai số | 4 + 9 = 13 |
Phép Trừ | – | Trừ hai số | 20 – 11 = 9 |
Có một điều lưu ý dành cho bạn là phải phân biệt được hai toán tử chia lấy nguyên (//) và chia bình thường (/):
- Phép chia lấy nguyên luôn trả về số không dư
- Phép bình thường kết quả trả về có thể bị lẽ (có dư)
Đối với phép nhân (*) ta có thể lấy chuỗi nhân với một số (n) bất kì và kết quả là chuỗi đó sẽ double n lần. Ví dụ:
1
2
3
|
>>> name = "cuong" >>> print (name * 3 ) cuongcuongcuong |
4. Bài tập thực hành Python
Đề bài: In ra thông tin cá nhân gồm: Tên, tuổi, địa chỉ, giới tính, chỗ ở hiện tại của bạn
Hướng dẫn: Để giải bài này ta sẽ dùng lệnh print để in giá trị ra màn hình, cú pháp như sau: print(“Nội dung”).
Bài giải:
Bước 1: Bật chương trình Python 3.4.2 Shell lên, giao diện như sau:
Bước 2: Tạo mới một file bằng cách chọn File -> New file (hoặc nhấn Ctrl + N), sau đó bạn lưu lại với tên là ‘chuong_trinh_dau_tien.py’. Giao diện sẽ như sau:
Bước 3: Nhập đoạn code sau vào file vừa tạo ở bước 2
1
2
3
4
|
print ( "Tôi tên là Nguyễn Văn Cường" ) print ( "Hiện đang sống tại HCM" ) print ( "Tôi sinh năm 1990 và năm nay tôi 24 tuổi" ) print ( "Hiện có 1 vợ và 1 con" ) |
Bước 4: Bạn nhấn F5 để chạy chương trình và xem kết quả.
5. Lời Kết
Như vậy nhìn chúng ta có thể thấy Python tựa tựa javascript đó là việc khai báo biến kiểu gì thì phụ thuộc vào kiểu giá trị của nó chứ không cần xác định lúc khai báo như C, C++. Ngoài ra các kiểu dữ liệu Dictoinary ta thấy giống chuỗi json (object) trong js, kiểu List giống array, …
Theo:https://freetuts.net