Như ta đã biết, câu lệnh if else dùng để kiểm tra và rẽ nhánh các mệnh đề của bài toán. Nhưng không phải nó là duy nhất, trong php có một câu lệnh khác đó là lệnh rẻ nhanh switch case.

Trong bài này ta sẽ tìm hiểu ba vấn đề chính:

  • Câu lệnh switch
  • Switch và if
  • Switch lồng nhau

1. Câu lệnh switch trong PHP

Câu lệnh switch trong php cho phép ta đưa ra quyết định có nhiều cách lựa chọn để giá trị của biểu thức truyền vào. Nếu giá trị biểu thức truyền vào trùng với các giá trị biểu thức điều kiện thì các câu lệnh bên trong biểu thức điều kiện sẽ được thực hiện.

Cú pháp:

 

1
2
3
4
5
6
7
8
9
10
11
switch ($variable) {
    case $value_1:
       // chuỗi câu lênh
       break;
    case $value_2:
        // chuỗi câu lệnh
        break;
    default:
        // chuỗi câu lệnh
        break;
}

 

Trong đó lệnh switchcase và default là các từ khóa trong PHP. Các chuỗi câu lệnh có thể là lệnh đơn (1 lệnh) hoặc lệnh ghép (kết hợp nhiều lệnh) và không cần đặt trong cặp dấu ngoặc nhọn {}. Ở mỗi dòng lệnh lựa chọn (case) nó sẽ so sánh xem biến truyền vào $variable có bằng với biến điều kiện $value_1, $value_2 hay không, nếu trùng với case nào thì những câu lệnh bên trong case đó sẽ được thực hiện, đồng thời dòng lệnh break sẽ kết thúc câu lệnh switch. Nếu không có lựa chọn (case) nào đúng thì mặc định nó sẽ chạy vào chuỗi dòng lệnh trong default, lệnh default trong mệnh đề rẻ nhánh switch có thể có hoặc không.

Giá trị ở case chỉ chấp nhận các kiễu dữ liệu string, INT, boolean, null, foat hoặc là một biểu thức có kết quả trả về một trong năm loại dữ liệu đó và toán tử quan hệ so sánh trong switch luôn luôn là ==.

Ví dụ: Viết chương nhập vào một số, dùng lệnh rẻ nhánh switch kiểm tra số đó nếu:

  • Bằng 0 thì xuất dòng lệnh “Số không”
  • Bằng 1 thì xuất dòng lệnh “Số một”
  • Bằng 2 thì xuất dòng lệnh “Số hai”
  • Bằng 3 thì xuất dòng lệnh “Số ba”
  • Bằng 4 thì xuất dòng lệnh “Số bốn”
  • Các số còn lại xuất hiện dòng lệnh “Không tìm thấy”

Bài giải:

 

1
2
3
4
5
6
7
8
9
10
11
12
13
14
15
16
17
18
19
20
21
22
$number = 1;
switch ($number)
{
    case 0 :
        echo 'Số không';
        break;
    case 1:
        echo 'Số một';
        break;
    case 2:
        echo 'Số hai';
        break;
    case 3:
        echo 'Số ba';
        break;
    case 4 :
        echo 'Số bốn';
        break;
    default:
        echo 'Không tìm thấy';
        break;
}

 

Giải thích:

  • Bước 1: Biểu thức truyền vào là biến $number có giá trị = 10
  • Bước 2: Ở  case thứ nhất điều kiện là $number = 0 thì mới thực hiện, mà $number = 10 nên không thỏa điều kiện
  • Bước 3: Tương tự cho các lệnh case còn lại đều không thỏa điều kiện.
  • Bước 4: Đến lệnh default, đây là lệnh được thực hiện khi các lênh case trên không có cái nào thỏa điều kiện nên trên màn hình sẽ xuất hiện chữ “Không tìm thấy”.

Giả sử ta nhập biên $number = 2, bài toán trên sẽ được giải thích như sau:

  • Bước 1: Nhập $number = 2
  • Bước 2: Ở case thứ nhất không thỏa điều kiện vì 2 khác 0 nên chương trình sẽ qua Case tiếp theo.
  • Bước 3: Ở case thứ 2 vẫn không thỏa điều kiện vì 2 khác 1 nên chương trình sẽ qua Case tiếp theo
  • Bước 4: Ở case thứ 3 này thỏa điều kiện vì 2 bằng 2, lúc này chương trình sẽ chạy vào các câu lệnh bên trong nên xuất ra màn hình chữ ‘Số hai’, đồng thời dòng Break dừng luôn cả chương trình rẻ nhánh này vì đã thỏa mãn. Kết thúc chương trình

2. Switch và if

Lệnh If và  lệnh Switch là 2 dạng lệnh rẻ nhánh trong PHP, tuy nhiên lệnh if vẫn linh hoạt hơn switch và tốc độ cũng nhanh hơn. Với những bài toán ta thể hiện bằng switch thì hoàn toàn có thể chuyển thành if, ngược lại những bài toán ta dùng lệnh if để thể hiện thì chưa chắc đã chuyển qua lệnh switch đươc.

Với bài toán trên ta thể hiện bằng câu lệnh if như sau:

 

1
2
3
4
5
6
7
8
9
10
11
12
13
14
15
16
17
18
19
$number = 10;
if ($number == 0){
    echo 'Số không';
}
else if ($number == 1){
    echo 'Số một';
}
else if ($number == 2){
    echo 'Số hai';
}
else if ($number == 3){
    echo 'Số ba';
}
else if ($number == 4){
    echo 'Số bốn';
}
else {
    echo 'Không tìm thấy';   
}

 

3. Switch lồng nhau

Cũng như  lệnh if,  lệnh switch cũng có thể lồng nhau.

Ví dụ:

 

1
2
3
4
5
6
7
8
9
10
11
12
13
14
15
16
17
18
19
$number = 12;
$midle = null;
switch ($number)
{
    case 12 : // nếu $number = 12
        $midle = $number % 2; // lấy số dư
        switch ($midle)
        {
            case 0 : // nếu số dư = 0
                echo 'Số chẵn';
                break;
            default :
                echo 'Số lẽ';
                break;
        }
        break;
    default: // nếu không phải 12 thì không làm gì
        break;
}

 

3. Lời kết

Trong bài học này hy vọng các bạn hiểu được cách sử dụng lệnh switch case trong php và có những quyết định sáng suốt trong việc lựa chọn giữa lệnh switch và lệnh if.

Theo: freetuts.net

 

 

 

ĐĂNG KÝ THÀNH VIÊN

NẾU NỘI DUNG HỮU ÍCH HÃY XEM QUẢNG CÁO ĐỂ ỦNG HỘ

NẾU NỘI DUNG HỮU ÍCH HÃY XEM QUẢNG CÁO ĐỂ ỦNG HỘ

Được quan tâm nhiều nhất

  • Phim Ngắn Đột Kích - Phiên bản 10 năm trước

  • Apple Watch Series 4 Teardown

  • iPhone 11 Pro Max Teardown - Tiny Motherboard & BIG Battery!

  • Apple Watch Series 5 Teardown - Always on Display Explained

Bạn thấy bài viết này thế nào?
Thể hiện yêu thương tác giả ở đây nhé!

Thích bài viết

thích

Chia sẻ ngay!

phuongle

Thành viên từ: 10/12/2019

Điểm uy tín: 5,987

SMod: 1,289 hướng dẫn đã chia sẻ

Team

Lập Trình Thành viên của Lập Trình

1 Thành viên

1,289 bài viết

Thêm bình luận

Bình luận bằng tài khoản Facebook

After viewing your support content - Please click advertisement for Support & Donate us team! Đóng