1. Khai báo chuỗi ký tự

Trong Java, để khai báo 1 chuỗi ký tự thì chúng ta có 2 cách như sau:

Cách 1:

Cú pháp
1
String tenChuoi = "giá_trị_khởi_tạo";

trong đó, giá_trị_khởi_tạo của chuỗi có thể có hoặc không và nếu có thì phải đặt trong cặp dấu ” “. Nếu một chuỗi có giá_trị_khởi_tạo = " " thì chuỗi đó được gọi là chuỗi rỗng.

Ví dụ
1
2
3
4
5
6
7
8
9
10
11
public static void main(String[] args) {
    // khai báo chuỗi rỗng
    String chuoi1 = "";
        
    // khai báo chuỗi có nội dung là "Welcome"
    String chuoi2 = "Welcome";
        
    // hiển thị giá trị của 2 chuỗi trên ra màn hình
    System.out.println("Chuỗi rỗng có giá trị = " + chuoi1);
    System.out.println("Chuỗi 2 có giá trị = " + chuoi2);
}

Kết quả sau khi biên dịch chương trình:

Cách 2: Sử dụng từ khóa new.

Cú pháp
1
String tenChuoi = new String("giá_trị");

trong đó giá_trị là một chuỗi bất kỳ và phải đặt trong cặp dấu ” “.

Ví dụ
1
2
3
4
5
public static void main(String[] args) {
    // khai báo một chuỗi có nội dung là "Welcome to Java!"
    String chuoi = new String("Welcome to Java!");
    System.out.println(chuoi);
}

Kết quả sau khi biên dịch chương trình:

2. Các hàm xử lý chuỗi ký tự

Hàm xác định độ dài chuỗi ký tự

Cú pháp
1
int length = tên_chuỗi.length();

Chức năng: Hàm trả về độ dài chuỗi ký tự bằng cách đếm các ký tự trong chuỗi.

Ví dụ
1
2
3
4
5
6
7
8
9
10
11
12
13
public static void main(String[] args) {
    String chuoi;
    int doDai;
    Scanner scanner = new Scanner(System.in);
        
    System.out.println("Nhập vào chuỗi bất kỳ từ bàn phím: ");
    chuoi = scanner.nextLine();
        
    // tính độ dài chuỗi
    doDai = chuoi.length();
        
    System.out.println("Chuỗi " + chuoi + " có độ dài = " + doDai);
}

Kết quả sau khi biên dịch chương trình:

Hàm nối 2 chuỗi ký tự

Trong Java, để nối 2 chuỗi ký tự lại với nhau thì chúng ta có 2 cách. Cách thứ nhất là chúng ta dùng dấu + để nối chuỗi (cách này tôi đã đề cập trong các bài trước) và cách thứ hai là dùng phương thức concat().

Cú pháp
1
String string3 = string1.concat(String string2);

Chức năng: Hàm có tác dụng nối chuỗi string2 vào string1 và trả về chuỗi string3.

Ví dụ
1
2
3
4
5
6
7
8
9
public static void main(String[] args) {
    String chuoi1 = "Happy ", chuoi2 = "new year!";
    /*
     * nối chuỗi
     */
    String chuoi3 = chuoi1.concat(chuoi2);
    System.out.println(chuoi3);
}

Kết quả sau khi biên dịch chương trình:

Hàm trả về một ký tự trong chuỗi.

Lưu ý: Một chuỗi là tập hợp các ký tự và ký tự đầu tiên trong chuỗi sẽ có chỉ số (index) là 0. Ví dụ: một chuỗi có chiều dài là 10 thì chỉ số của các ký tự trong chuỗi đó sẽ được đánh số từ 0 đến 9.

Cú pháp
1
char character = chuoi.charAt(int index);

Chức năng: Hàm trả về ký tự character trong chuỗi có chỉ số là index.

Ví dụ
1
2
3
4
5
6
7
8
9
10
11
public static void main(String[] args) {
    String chuoi = "Happy new year!";
        
    /*
     * trả về ký tự có chỉ số là 4 trong chuỗi
     * ký tự 'H' có chỉ số là 0
     * nên ký tự có chỉ số 4 là ký tự 'y'
     */
    char character = chuoi.charAt(4);
    System.out.println(character);
}

Kết quả sau khi biên dịch chương trình:

Hàm so sánh 2 chuỗi ký tự

Cú pháp
1
int result = string1.compareTo(String string2);

Chức năng: Hàm có tác dụng so sánh hai chuỗi string1string2 và trả về kết quả:

Nếu result = 0 thì hai chuỗi đó bằng nhau.

Nếu result < 0 thì chuỗi string1 < string2.

Nếu result > 0 thì chuỗi string1 > string2.

Ví dụ
1
2
3
4
5
6
7
8
9
10
11
12
13
14
public static void main(String[] args) {
    int result;
    String string1 = "Happy new year!";
    String string2 = "Happy new year!";
        
    result = string1.compareTo(string2);
    if (result == 0) {
        System.out.println("Chuỗi " + string1 + " = " + string2);
    } else if (result < 0) {
        System.out.println("Chuỗi " + string1 + " < " + string2);
    } else {
        System.out.println("Chuỗi " + string1 + " > " + string2);
    }
}

Kết quả sau khi biên dịch chương trình:

Hàm trả về vị trí xuất hiện đầu tiên của một chuỗi trong chuỗi khác.

Cú pháp
1
int result = string1.indexOf(String string2);

Chức năng: Hàm trả về vị trí xuất hiện đầu tiên của chuỗi string2 trong string1. Nếu chuỗi string2 không có trong chuỗi string1 thì kết quả trả về result = -1.

Ví dụ
1
2
3
4
5
6
7
8
9
public static void main(String[] args) {
    int result;
    String string1 = "Happy new year!";
    String string2 = "new year!";
        
    result = string1.indexOf(string2);
    System.out.println("Vị trí đầu tiên xuất hiện chuỗi " + string2 +
        " trong chuỗi " + string1 + " = " + result);
}

Kết quả sau khi biên dịch chương trình:

 

Hàm trả về vị trí xuất hiện cuối cùng của một chuỗi trong chuỗi khác.

Cú pháp
1
int result = string1.lastIndexOf(String string2);

Chức năng: Hàm trả về vị trí xuất hiện cuối cùng của chuỗi string2 trong string1. Nếu chuỗi string2 không có trong chuỗi string1 thì kết quả trả về result = -1.

Ví dụ
1
2
3
4
5
6
7
8
9
public static void main(String[] args) {
    int result;
    String string1 = "Happy new year and new year!";
    String string2 = "new year!";
        
    result = string1.lastIndexOf(string2);
    System.out.println("Vị trí cuối cùng xuất hiện chuỗi " + string2 +
        " trong chuỗi " + string1 + " = " + result);
}

Kết quả sau khi biên dịch chương trình:

Hàm thay thế một chuỗi con trong chuỗi ký tự bằng chuỗi khác

Cú pháp
1
string1.replace(char oldChar, char newChar);

Chức năng: Hàm sẽ thay thế ký tự oldChar bằng ký tự newChar trong chuỗi string1. Nếu ký tự cần thay thế không có trong chuỗi string1 thì chương trình sẽ trả về chuỗi string1.

Ví dụ
1
2
3
4
5
6
7
8
9
10
public static void main(String[] args) {
    String string1 = new String("Happy new year!");
        
    // ký tự thay thế 'l' không có trong chuỗi string1
    System.out.println(string1.replace('l', 'r'));
        
    // thay thế ký tự 'y' trong string1 thành 'r'
    System.out.println("Chuỗi sau khi thay thế là " +
        string1.replace('y', 'r'));
}

Kết quả sau khi biên dịch chương trình:

Hàm loại bỏ các khoảng trắng thừa ở đầu và cuối chuỗi

Cú pháp
1
String string1 = string1.trim();

Chức năng: Hàm sẽ loại bỏ các khoảng trắng thừa ở đầu và cuối chuỗi string1. Nếu chuỗi đó không có khoảng trắng thừa thì chương trình sẽ trả về chuỗi gốc.

Ví dụ
1
2
3
4
5
6
7
8
public static void main(String[] args) {
    String string1 = new String("   Welcome to Freetuts.net!   ");
        
    // loại bỏ các khoảng trắng thừa trong chuỗi string1
    string1 = string1.trim();
        
    System.out.println("Chuỗi sau khi loại bỏ khoảng trắng thừa là " + string1);
}

Kết quả sau khi biên dịch chương trình:

Hàm tạo một chuỗi con từ vị trí index trong chuỗi cha

Cú pháp
1
2
String chuoiCon = chuoiCha.substring(int beginIndex);
String chuoiCon = chuoiCha.substring(int beginIndex, int endIndex);

Chức năng: Hàm sẽ tạo một chuỗi con từ vị trí có chỉ số là beginIndex trong chuỗi cha. Trong cú pháp thứ 2, thì hàm sẽ tạo một chuỗi con bắt đầu từ vị trí có chỉ số là beginIndex và kết thúc tại vị trí có chỉ số endIndex - 1 trong chuỗi cha.

Ví dụ
1
2
3
4
5
6
7
8
9
10
11
12
13
14
public static void main(String[] args) {
    String chuoiCha = new String("Welcome to Freetuts.net!");
        
    // tạo một chuỗi con từ vị trí 11 trong chuỗi string1
    String chuoiCon1 = chuoiCha.substring(11);  // Freetuts.net!
    System.out.println(chuoiCon1);
        
    /*
     * tách một chuỗi con bắt đầu từ vị trí 11
     * và kết thúc tại vị trí 19 trong chuỗi cha
     */
    String chuoiCon2 = chuoiCha.substring(11, 19);  // Freetuts
    System.out.println(chuoiCon2);
}

Kết quả sau khi biên dịch chương trình:

3. Ví dụ về chuỗi

Ví dụ 1

Viết chương trình nhập từ bàn phím một chuỗi không quá 80 ký tự và một ký tự bất kỳ. Đếm và in ra màn hình số lần xuất hiện của ký tự đó trong chuỗi vừa nhập.

Bài giải
1
2
3
4
5
6
7
8
9
10
11
12
13
14
15
16
17
18
19
20
21
22
23
24
25
26
27
28
29
public static void main(String[] args) {
    String chuoi;
    char kyTu;
    int count = 0;
    Scanner scanner = new Scanner(System.in);
        
    // nếu độ dài chuỗi nhập vào còn lớn hơn 80 thì phải nhập lại
    do {
        System.out.println("Nhập vào 1 chuỗi bất kỳ: ");
        chuoi = scanner.nextLine();
    } while (chuoi.length() > 80);
        
    System.out.println("Nhập vào ký tự cần đếm số lần xuất hiện: ");
    kyTu = scanner.next().charAt(0);
        
    /*
     * đếm và in ra số lần xuất hiện của ký tự đó trong chuỗi
     * duyệt từ đầu đến cuối chuỗi
     * nếu có ký tự nào tại vị trí i bằng với ký tự ch thì tăng biến count lên 1
     */
    for (int i = 0; i < chuoi.length(); i++) {
        if (kyTu == chuoi.charAt(i)) {
            count++;
        }
    }
        
    System.out.println("Số lần xuất hiện của ký tự " + kyTu +
        " trong chuỗi " + chuoi + " = " + count);
}

Kết quả sau khi biên dịch chương trình:

Ví dụ 2

Viết chương trình nhập vào một chuỗi bất kỳ bao gồm cả số, ký tự thường và ký tự hoa từ bàn phím. Sau đó đếm và in ra số ký tự thường và ký tự hoa và số có trong chuỗi đó.

Bài giải
1
2
3
4
5
6
7
8
9
10
11
12
13
14
15
16
17
18
19
20
21
22
23
24
25
26
27
28
29
30
31
32
33
34
35
36
37
38
39
public static void main(String[] args) {
    String chuoi;
    int soKyTuInHoa = 0, soKyTuInThuong = 0, soChuSo = 0;
    Scanner scanner = new Scanner(System.in);
        
    // nếu độ dài chuỗi nhập vào còn lớn hơn 80 thì phải nhập lại
    do {
        System.out.println("Nhập vào 1 chuỗi bất kỳ: ");
        chuoi = scanner.nextLine();
    } while (chuoi.length() > 80);
        
    // đếm và in ra số lần xuất hiện của ký tự đó trong chuỗi
    // duyệt từ đầu đến cuối chuỗi
    // nếu có ký tự nào tại vị trí i bằng với ký tự ch thì tăng biến count lên 1
    for (int i = 0; i < chuoi.length(); i++) {
        // hàm isUpperCase() là hàm dùng để kiểm tra ký tự tại vị trí i
        // có phải là ký tự in hoa hay không.
        if (Character.isUpperCase(chuoi.charAt(i))) {
            soKyTuInHoa++;
        }
            
        // hàm isLowerCase() là hàm dùng để kiểm tra ký tự tại vị trí i
        // có phải là ký tự in thường hay không.
        if (Character.isLowerCase(chuoi.charAt(i))) {
            soKyTuInThuong++;
        }
            
        // hàm isDigit() là hàm dùng để kiểm tra ký tự tại vị trí i
        // có phải là số hay không.
        if (Character.isDigit(chuoi.charAt(i))) {
            soChuSo++;
        }
    }
        
    System.out.println("Trong chuỗi " + chuoi +
        " có " + soKyTuInHoa + " ký tự in hoa," +
        " có " + soKyTuInThuong + " ký tự in thường" +
        " và có " + soChuSo + " số.");
}

Kết quả sau khi biên dịch chương trình:

4. Lời kết

Đến đây, chúng ta đã kết thúc nội dung trong bài Chuỗi (String) trong Java. Cảm ơn các bạn đã xem bài viết này.

Theo: freetuts.net

 

ĐĂNG KÝ THÀNH VIÊN

NẾU NỘI DUNG HỮU ÍCH HÃY XEM QUẢNG CÁO ĐỂ ỦNG HỘ

NẾU NỘI DUNG HỮU ÍCH HÃY XEM QUẢNG CÁO ĐỂ ỦNG HỘ

Được quan tâm nhiều nhất

  • Apple Watch Series 4 Teardown

  • Apple Watch Series 5 Teardown - Always on Display Explained

  • Phim Ngắn Đột Kích - Phiên bản 10 năm trước

  • iPhone 11 Pro Max Teardown - Tiny Motherboard & BIG Battery!

Bạn thấy bài viết này thế nào?
Thể hiện yêu thương tác giả ở đây nhé!

Thích bài viết

thích

Chia sẻ ngay!

phuongle

Thành viên từ: 10/12/2019

Điểm uy tín: 5,987

SMod: 1,289 hướng dẫn đã chia sẻ

Team

Lập Trình Thành viên của Lập Trình

1 Thành viên

1,289 bài viết

Thêm bình luận

Bình luận bằng tài khoản Facebook

After viewing your support content - Please click advertisement for Support & Donate us team! Đóng