1. Hàm hủy trong C++
Hàm hủy (Destructor) trong C++ ngược lại với hàm xây dựng, trong khi hàm xây dựng dùng để khởi tạo giá trị cho đối tượng thì hàm hủy dùng để hủy đối tượng.
Chỉ có duy nhất một hàm hủy trong một lớp. Hàm hủy tự động được gọi. Nếu như chúng ta không định nghĩa hàm hủy thì mặc định trình biên dịch sẽ tự tạo ra một hàm hủy mặc nhiên
Cũng giống như hàm xây dựng, hàm hủy được định nghĩa có cùng tên với tên lớp, khôn có bất cứ kiểu gì trả về kể cẳ kiểu void, tuy nhiên phải có dấu ~ trước tên của hàm hủy.
Lưu ý: Hàm hủy (Destructor) không có bất cứ tham số nào
Cú pháp
Cú pháp của hàm hủy (Destructor) trong C++ như sau:
1
|
~TenLop() { }; |
Ví dụ cụ thể là lớp nhân viên, thì chúng ta sẽ tạo hàm hủy cho lớp nhân viên như sau:
1
2
3
4
|
class NhanVien { public : ~NhanVien(){}; }; |
Ví dụ
Chúng ta cùng xem xét một ví dụ đơn giản nhất về hàm hủy trong C++ như sau:
1
2
3
4
5
6
7
8
9
10
11
12
13
14
15
16
|
#include <iostream> using namespace std; class NhanVien { public : NhanVien() { cout << "Ham xay dung duoc goi" << endl; } ~NhanVien() { cout << "Ham huy duoc goi" << endl; } }; int main( void ) { NhanVien n1; NhanVien n2; return 0; } |
Và kết quả sau khi thực thi chương trình trên như sau:
2. Khi nào hàm hủy được gọi
Hàm hủy (Destructor) trong C++ được gọi tự động khi đối tượng đi ra khỏi phạm vi:
- Kết thúc hàm
- Kết thúc chương trình
- Kết thúc một block
- Toán tử delete được gọi
Có hai hạn chế khi sử dụng hàm hủy đó là:
- Chúng ta không thể lấy địa chỉ của nó
- Lớp con không có thừa kế hàm hủy từ lớp cha của nó
3. So sánh hàm hủy với hàm xây dựng
Chúng ta cùng so sánh điểm giống và khác nhau giữa hàm hủy và hàm xây dựng trong C++ như sau:
Giống nhau
- Cùng tên với tên lớp
- Không có bất kỳ kiểu gì trả về kể cả kiểu void
- Được gọi tự động
- Khi không khai báo thì trình biên dịch sẽ tự tạo cho hàm xây dựng và hàm hủy mặc nhiên
Khác nhau
Hàm xây dựng | Hàm hủy |
Mục đích của hàm xây dựng là khởi tạo giá trị cho đối tượng | Mục đích của hàm hủy hủy bỏ đối tượng |
|
Hàm hủy không có tham số |
Hàm xây dựng được gọi khi tạo đối tượng | Hàm hủy được gọi khi đối tượng ra khỏi phạm vi của nó hoặc dùng toán tử delete |
Hàm xây dựng cùng tên với tên lớp | Hàm hủy cũng cùng tên với tên lớp tuy nhiên phải có dấu ~ trước tên |
Có thể có nhiều hàm xây dựng trong một lớp | Chỉ có duy nhất một hàm hủy trong một lớp |
Lớp con có thể thừa kế hàm xây dựng của lớp cha | Lớp con không thể thừa kế hàm xây dựng của lớp cha |
4. Kết luận
Như vậy là chúng ta đã tìm hiểu xong hàm hủy (Destructor) trong C++ là gì rồi. Ở bài này cũng cho chúng ta cách khai báo và sử dụng một hàm hủy trong chương trình và như thế nào.
Chúng ta cũng phân biệt được sự giống và khác nhau giữa hàm hủy và hàm xây dựng trong C++. Đây là một trong những kiến thức nền về lập trình hướng đối tượng trong C++, các bạn nhớ ghi nhớ nhé.