1. Hàm xây dựng

Trong C#, constructor là một phương thức đặc biệt được gọi tự động tại thời điểm đối tượng được tạo ra.

Mục đích của hàm xây dựng dùng để khởi tạo dữ liệu cho dữ liệu thành viên.

Constructor phải trùng tên với tên lớp và không có kiểu trả về kể cả kiểu void.

Trong c# có 2 loại hàm xây dựng đó là

  • Hàm xây dựng mặc nhiên
  • Hàm xây dựng có đối số

Hàm xây dựng mặc nhiên

Một constructor không có đối số được gọi là constructor mặc định. Nó được gọi tại thời điểm tạo đối tượng.

Nếu bạn không cung cấp hàm tạo cho lớp của mình, C# sẽ tạo một hàm theo mặc định để khởi tạo đối tượng và đặt các biến thành viên thành các giá trị mặc định tùy thuộc vào kiểu dữ liệu của nó.

Mình sẽ liệt kê giá trị mặc định của một số kiểu dữ liệu hay sử dụng sau:

Kiểu dữ liệu Giá trị mặc định
bool false
float 0.0F
int 0
byte 0
decimal 0M
long 0L
char ‘\0’
Ví dụ
1
2
3
4
5
6
7
8
9
10
11
12
13
14
15
16
17
18
19
20
21
22
23
24
25
using System;
namespace ConsoleApp1
{
    class People
    {
        int old;
        string name;
        double height;
        public People()
        {
            Console.WriteLine("Goi ham xay dung mac nhien");
            Console.WriteLine("Name" + name);
            Console.WriteLine("Old: " + old);
            Console.WriteLine("height: " + height);
        }
    }
    class Program
    {
        static void Main(string[] args)
        {
            People p = new People();
            Console.ReadKey();
        }
    }
}

Và kết quả sau khi thực thi đoạn code trên:

Lưu ý: nếu chúng ta không tạo bất kỳ hàm xây dựng nào thì chương trình sẽ tự tạo cho chúng ta hàm xây dựng mặc nhiên. Chúng ta chỉ có 1 cách duy nhất để khởi tạo đối tượng.

Hàm xây dựng có tham số

Một constructor có tham số được gọi là hàm xây dựng có tham số.

Nó được sử dụng để cung cấp các giá trị khác nhau cho các đối tượng riêng biệt

Ví dụ
1
2
3
4
5
6
7
8
9
10
11
12
13
14
15
16
17
18
19
20
21
22
23
24
25
26
27
28
29
30
31
32
33
34
35
36
37
38
39
40
41
42
43
44
using System;
namespace ConsoleApp1
{
    class People
    {
        int old;
        string name;
        double height;
        public People()
        {
            Console.WriteLine("\n---Goi ham xay dung mac nhien---");
        }
        public People(int old, string name, double height)
        {
            Console.WriteLine("\n---Goi ham xay dung co 3 tham so---");
            this.old = old;
            this.name = name;
            this.height = height;
        }
        public People(int old, string name)
        {
            Console.WriteLine("\n---Goi ham xay dung co 2 tham so---");
            this.old = old;
            this.name = name;
        }
        public void Show()
        {
            Console.WriteLine("Old: " + old + ",\nName: " + name + ",\nHeight: " + height);
        }
    }
    class Program
    {
        static void Main(string[] args)
        {
            People p = new People();
            p.Show();
            People p1 = new People(20, "Nguyen Van A", 180);
            p1.Show();
            People p2 = new People(18, "Nguyen Van A");
            p2.Show();
            Console.ReadKey();
        }
    }
}

Và kết quả sau khi thực thi đoạn code trên:

Như vậy nếu chúng ta định nghĩa bao nhiêu hàm xây dựng, thì chúng ta chỉ có bao nhiêu cách khởi tạo đối tượng. Ở ví dụ trên, chúng ta chỉ định nghĩa 3 hàm xây dựng, vậy nên chúng ta chỉ có 3 cách khởi tạo đối tượng.

2. Hàm hủy

Một hàm hủy hoạt động ngược lại với hàm tạo, Nó phá hủy các đối tượng của các lớp. Nó chỉ có thể được định nghĩa một lần trong một lớp. Giống như các hàm xây dựng, hàm hủy được gọi tự động.

Ví dụ
1
2
3
4
5
6
7
8
9
10
11
12
13
14
15
16
17
18
19
20
21
22
23
using System;
namespace ConsoleApp1
{
    class People
    {
        public People()
        {
            Console.WriteLine("\n---Goi ham xay dung mac nhien---");
        }
        ~People()
        {
            Console.WriteLine("\n---Goi ham huy---");
        }
    }
    class Program
    {
        static void Main(string[] args)
        {
            People p = new People();
            Console.ReadKey();
        }
    }
}

Điểm lưu ý:

  • Hàm hủy là duy nhất cho lớp của nó, tức là không thể có nhiều hơn một hàm hủy trong một lớp.
  • Hàm hủy không có kiểu trả về và có cùng tên với tên lớp
  • Hàm hủy được phân biệt với một hàm xây dựng vì ký hiệu ~trước tên của nó.
  • Hàm hủy không chấp nhận bất kỳ tham số nào và không được sửa đổi hàm hủy
  • Hàm hủy không thể được định nghĩa trong Cấu trúc. Hàm hủy chỉ được sử dụng với các lớp.
  • Hàm hủy không thể bị overloaded hoặc kế thừa. (overload là gì mình sẽ cùng tìm hiểu trong một bài khác)
  • Hàm hủy được gọi khi chương trình thoát.

Destructor được gọi là ngầm định bởi trình thu thập Rác .NET framework và do đó, chúng ta không cần quan tâm đến hàm hủy này làm gì.. 🙂

3. Lời kết

Như vậy là chúng ta đã cùng tìm hiểu xong về hàm xây dựng và hàm hủy trong c# là gì rồi.

Chúc các bạn hiểu và vận dụng tốt.

Theo:freetuts.net

 

ĐĂNG KÝ THÀNH VIÊN

NẾU NỘI DUNG HỮU ÍCH HÃY XEM QUẢNG CÁO ĐỂ ỦNG HỘ

NẾU NỘI DUNG HỮU ÍCH HÃY XEM QUẢNG CÁO ĐỂ ỦNG HỘ

Được quan tâm nhiều nhất

  • Apple Watch Series 5 Teardown - Always on Display Explained

  • Apple Watch Series 4 Teardown

  • Phim Ngắn Đột Kích - Phiên bản 10 năm trước

  • iPhone 11 Pro Max Teardown - Tiny Motherboard & BIG Battery!

Bạn thấy bài viết này thế nào?
Thể hiện yêu thương tác giả ở đây nhé!

Thích bài viết

thích

Chia sẻ ngay!

phuongle

Thành viên từ: 10/12/2019

Điểm uy tín: 5,987

SMod: 1,289 hướng dẫn đã chia sẻ

Team

Lập Trình Thành viên của Lập Trình

1 Thành viên

1,289 bài viết

Thêm bình luận

Bình luận bằng tài khoản Facebook

After viewing your support content - Please click advertisement for Support & Donate us team! Đóng