1. Đối tượng (object) trong C++

Trong C++, Object là một thực thể trong thế giới thực, ví dụ: ghế, xe hơi, bút, điện thoại di động, máy tính xách tay, v.v.

Hay nói cách khác, đối tượng là một thực thể có trạng thái và hành vi. Ở đây, trạng thái có nghĩa là dữ liệu và hành vi có nghĩa là hàm.

Đối tượng là một thực thể runtime, bởi vì nó được tạo ra trong runtime.

Đối tượng là một thể hiện của một lớp. Tất cả các thành viên của lớp có thể được truy cập thông qua đối tượng.

Chúng ta cùng xem một ví dụ về khởi tạo đối tượng trong C++ như sau:

1
SinhVien s1;

Trong đó SinhVien là lớp, SinhVien là kiểu dữ liệu như các kiểu dữ liệu khác như int, float, long, … và s1 là biến tham chiếu đến thể hiện của lớp SinhVien.

2. Lớp (class) trong C++

Trong C++, lớp là một nhóm các đối tượng tương tự. Lớp là một mẫu mà từ đó các đối tượng được tạo ra. Lớp có thể có các trường (fields), các phương thức (methods), các hàm xây dựng (constructors ), …

Chúng ta sẽ lấy một ví dụ về lớp NhanVien có 3 trường đó là id, tên, và lương được khai báo trong C++ nhự sau:

Ví dụ
1
2
3
4
5
class NhanVien {
    int id;
    string ten;
    float luong;
};

3. Ví dụ

Ví dụ 1: Giả sử chúng ta có lớp học sinh có 2 trường đó là mã số học sinh và tên. Ví dụ sau đây sẽ khai báo lớp học sinh, khởi tạo đối tượng của lớp học sinh và in thông tin đối tượng ra màn hình.

Ví dụ
1
2
3
4
5
6
7
8
9
10
11
12
13
14
15
16
17
18
19
20
21
22
23
24
#include <iostream> 
using namespace std; 
class HocSinh {
    public:
        int mshc;   // ma so hoc sinh 
        string ten;
};
int main() { 
    HocSinh s1; //tao doi tuong s1
    HocSinh s2; //tao doi tuong s2
    
    /*Khoi tao gia tri cho doi tuong s1*/
    s1.mshc = 1111245;   
    s1.ten = "Nguyen Van A";  
    
    /*Khoi tao gia tri cho doi tuong s2*/
    s2.mshc = 1111246;   
    s2.ten = "Nguyen Van B";  
    cout << s1.mshc << " - " << s1.ten << endl; 
    cout << s2.mshc << " - " << s2.ten << endl;
    return 0; 
}

Và kết quả sau khi thực thi chương trình trên như sau:

Ví dụ 2: Khởi tạo và hiển thị đối tượng thông qua phương thức.

Cũng là ví dụ trên, nhưng chúng ta sẽ khởi tạo đối tương và in đối tượng ra màn hình thông qua phương thức.

Ví dụ
1
2
3
4
5
6
7
8
9
10
11
12
13
14
15
16
17
18
19
20
21
22
23
24
25
26
27
28
29
30
31
#include <iostream> 
using namespace std; 
class HocSinh {
    public:
        int mshc;   // ma so hoc sinh 
        string ten;
        void ThemHS(int m, string t) {
            mshc = m;
            ten = t;
        }
        void HienThi() {
            cout << mshc << " - " << ten << endl; 
        }
};
int main() { 
    HocSinh s1; //tao doi tuong s1
    HocSinh s2; //tao doi tuong s2
    
    /*Khoi tao gia tri cho doi tuong s1 thong qua phuong thuc ThemHS*/
    s1.ThemHS(1111245, "Nguyen Van A");  
    
    /*Khoi tao gia tri cho doi tuong s2 thong qua phuong thuc ThemHS*/
    s2.ThemHS(1111246, "Nguyen Van B");  
 
    // In 2 doi tuong s1 va s2 ra man hinh
    s1.HienThi();
    s2.HienThi();
    return 0; 
}

Và kết quả sau khi thực thi chương trình trên như sau:

Ví dụ 3: Lưu trữ và hiển thị thông tin nhân viên

Giả sử chúng ta cần lưu trữ các thông tin nhân viên như mã số nhân viên, tên, giới tính, lương. Được mô hình hóa thành hướng đối tượng trong C++ như sau:

Ví dụ
1
2
3
4
5
6
7
8
9
10
11
12
13
14
15
16
17
18
19
20
21
22
23
24
25
26
27
28
29
30
31
32
33
34
#include <iostream> 
using namespace std; 
class NhanVien { 
   public
       int msnv;   
       string ten;
       int tuoi;
       string gioitinh;
       float luong; 
       void ThemNV(int m, string tn, int t, string gt, float l) {   
            msnv = m;   
            ten = tn;   
            tuoi = t;
            gioitinh = gt;
            luong = l;
        }   
       void HienThi() {   
            cout << ten << endl;
            cout << "   Ma so nhan vien: " << msnv << endl;
            cout << "   Tuoi: " << tuoi << endl;
            cout << "   Gioi tinh: " << gioitinh << endl;
            cout << "   Luong: " << (float)luong << endl;
       }   
}; 
int main(void) { 
    NhanVien n1;   
    NhanVien n2;
    n1.ThemNV(111231, "Nguyen Van A", 25, "nam", 20000);   
    n2.ThemNV(111234, "Nguyen Thi Lieu", 23, "nu", 290000);   
    n1.HienThi();   
    n2.HienThi();   
    return 0; 
}

Và kết quả sau khi thực thi chương trình trên như sau:

4. Lời kết

Như vậy là chúng ta đã tìm hiểu xong về lớp và đối tượng trong C++ là gì rồi. Ở bài này các bạn cần ghi nhớ cách để khai báo lớp trong C++, cách để tạo đối tượng và khởi tạo giá trị cho đối tượng trong C++ là như thế nào.

Đây là hai khái niệm đơn giản nhất cũng là khái niệm quan trọng nhất trong lập trình hướng đối tượng, các bạn cần ghi nhớ nhé vì chúng ta sẽ sử dụng nó rất thường xuyên trong một chương trình lập trình theo hướng đối tượng.

Nguồn: https://freetuts.net

 

 

ĐĂNG KÝ THÀNH VIÊN

NẾU NỘI DUNG HỮU ÍCH HÃY XEM QUẢNG CÁO ĐỂ ỦNG HỘ

NẾU NỘI DUNG HỮU ÍCH HÃY XEM QUẢNG CÁO ĐỂ ỦNG HỘ

Được quan tâm nhiều nhất

  • Apple Watch Series 4 Teardown

  • Apple Watch Series 5 Teardown - Always on Display Explained

  • iPhone 11 Pro Max Teardown - Tiny Motherboard & BIG Battery!

  • Phim Ngắn Đột Kích - Phiên bản 10 năm trước

Bạn thấy bài viết này thế nào?
Thể hiện yêu thương tác giả ở đây nhé!

Thích bài viết

thích

Chia sẻ ngay!

phuongle

Thành viên từ: 10/12/2019

Điểm uy tín: 5,987

SMod: 1,289 hướng dẫn đã chia sẻ

Team

Lập Trình Thành viên của Lập Trình

1 Thành viên

1,289 bài viết

Thêm bình luận

Bình luận bằng tài khoản Facebook

After viewing your support content - Please click advertisement for Support & Donate us team! Đóng