Trong bài này chúng ta tìm hiểu về hàm header, đây là một hàm được dùng khá nhiều trong lập trình web, ví dụ như dùng để chuyển hướng trang, dùng để khai báo định dạng file trả về từ Server, …
Trong tiếng anh thì có định nghĩa như sau: header() is used to send a raw HTTP header, khái niệm này bạn hãy tự dịch ra chứ mình cũng không biết dịch sao cho sát nghĩa nữa :3
Cú pháp của hàm header như sau:
1
|
header ( $string , $replace = true, $http_response_code = null) {} |
Trong đó:
$string
: Chuỗi khai báo cho kết quả trả về từ Server, chuỗi này đóng vai trò quan trọng nhất vì nội dung của nó sẽ quyết định header sẽ làm gì.$replace
: Tham số này mặc định là true, nghĩa là định dạng của chuỗi$string
sẽ được replace chứ không phải khai báo mới (trường hợp khai báo nhiều header).$http_response_code
: Mã code trả về từ Server. VD 404 là not found 301 là chuyển hướng có chủ đích
Lưu ý: Cũng như Session trong PHP, bạn phải chắc chắn rằng ở phía trên đoạn code sử dụng header không được xuất ra bất kì một ký tự nào, vì vậy thông thường chúng ta đặt header ở phía trên cùng của file, nơi mà chưa có những đoạn mã HTML.
Và bây giờ chúng ta tìm hiểu một số công dụng của hàm header nhé.
1. Header điều hướng trang
Bạn có thể sử dụng thẻ header để điều hướng, chuyển hướng trang với cú pháp như sau:
1
|
header( 'Location: <a href="http://www.domain.net/">http://www.domain.net/</a>' ); |
Ví dụ: Chuyển hướng tới trang freetuts.net
1
|
header( 'Location: <a href="http://www.freetuts.net/">http://www.freetuts.net/</a>' ); |
Khi chuyển hướng trang với hàm header bạn nên khai báo thêm response_code sẽ tốt hơn rất nhiều cho SEO. Chẳng hạn như bạn thay đổi domain cho website thì khi người dùng vào domain cũ bạn sẽ chuyển hướng nó sang domain mới, lúc này bạn nên sử dụng code là 301 vì đây là code khai báo chuyển hướng có điều kiện.
1
|
header( 'Location: <a href="http://www.domain.net/">http://www.domain.net/</a>' , true, 301); |
Còn trường hợp bạn muốn chuyển hướng page not found thì hãy sử dụng mã code 404.
1
|
header( 'Location: <a href="http://www.domain.net/">http://www.domain.net/</a>' , true, 404); |
2. Khắc phục lỗi font với hàm header
Bạn có thể sử dụng hàm header để khắc phục tình trạng lỗi font khi trả kết quả về không có định dạng thẻ meta utf8 bằng cách đặt đoạn code sau ở đầu file.
1
|
header( 'Content-Type: text/html; charset=utf-8' ); |
3. Khai báo định dạng file
Để khai báo định dạng file thì ta sử dụng cú pháp sau:
1
|
header( "Content-type: text/javascript" ); |
Bạn có thể thay đổi text/javascript
thành text/css
để khai báo đây là file CSS.
Nếu bạn muốn khi người dùng vào file đó thì sẽ download thay vì hiển thị thì hãy sử dụng thẻ header sau:
1
2
|
header( "Content-type: application/force-download" ); header( "Content-Disposition: attachment; filename=\"download.js\"" ); |
Ngoài ra còn khá nhiều ví dụ và bạn có thể click vào link này để xem thêm.
4. Lời kết
Hàm header này tương đối đơn giản, cái khó chính là cấu trúc của chuỗi header phải khai báo chính xác nên bắt buộc ta phải nhớ cấu trúc của nó. Riêng cá nhân mình thì cũng ít khi nhớ lắm, khi nào cần thì lên Google tìm kiếm là ra ngay.
Theo:freetuts.net