1. Overloading
Nếu chúng ta tạo hai hoặc nhiều thành viên có cùng tên nhưng khác nhau về số lượng tham số hoặc kiểu của các tham số, thì được gọi là member overloading
.
In C#, Chúng ta có thể overload: phương thức (methods), hàm xây dựng (constructors), và chỉ số của thuộc tính (indexed properties)
Ví dụ chúng ta overload hàm xây dựng
- NhanVien(string name, int tuoi, string id)
- NhanVien(string name, int tuoi)
- NhanVien()
Trong bài học hôm nay chúng ta chỉ tìm hiểu về overload phương thức.
Overload phương thức nghĩa là hai hay nhiều phương thức cùng tên nhưng khác nhau về số lượng tham số hoặc kiểu dữ liệu của từng tham số.
Mục đích của việc overload phương thức là tăng cái tính dễ đọc cho chương trình vì chúng ta không cần đặt nhiều cái tên khác nhau cho cùng một hành động giống nhau. Ví dụ mục đich của hàm cộng nhưng cộng 2 số, cộng 3 số, cộng 4 số. Chúng ta không cần viết 3 phương thức với tên khác nhau mặc dù nó chỉ có một hành động là cộng.
1
2
3
4
5
6
7
8
9
10
11
12
13
14
15
16
17
18
19
20
21
22
23
24
25
26
27
28
29
30
31
32
33
34
35
36
37
38
39
40
41
42
|
using System; namespace ConsoleApp1 { class PhepTinh { public int Cong( int a, int b) { Console.WriteLine( "Cong(" + a + ", " + b + ") --Goi phuong thuc Cong(int a, int b)" ); return a + b; } public int Cong( int a, int b, int c) { Console.WriteLine( "Cong(" + a + ", " + b + ", " + c + ") --Goi phuong thuc Cong(int a, int b, int c)" ); return a + b + c; } public float Cong( float a, float b) { Console.WriteLine( "Cong(" + a + ", " + b + ") --Goi phuong thuc Cong(float a, float b)" ); return a + b; } public float Cong( int a, float b) { Console.WriteLine( "Cong(" + a + ", " + b + ") --Goi phuong thuc Cong(int a, float b)" ); return a + b; } } class Program { public static void Main( string [] args) { PhepTinh p = new PhepTinh(); p.Cong(1, 2); p.Cong(1, 2, 3); p.Cong(1.2f, 1.2f); p.Cong(2, 1.2f); Console.ReadKey(); } } } |
Và kết quả sau khi thực thi đoạn code trên:
2. Overriding
Nếu lớp dẫn xuất (hay còn gọi là lớp con) định nghĩa cùng một phương thức như được định nghĩa trong lớp cơ sở (hay còn gọi là lớp cha) của nó, thì nó được gọi là phương thức ghi đè (method overriding) trong C#
Để thực hiện ghi đè phương thức trong C#, chúng ta cần sử dụng từ khóa virtual với phương thức ở lớp cơ sở (lớp cha) và từ khóa override với phương thức ở lớp dẫn xuất (lớp con).
1
2
3
4
5
6
7
8
9
10
11
12
13
14
15
16
17
18
19
20
21
22
23
24
25
26
27
28
|
using System; namespace ConsoleApp1 { class DongVat { public virtual void keu() { Console.WriteLine( "dong vat keu" ); } } class Cho : DongVat { public override void keu() { base .keu(); Console.WriteLine( "cho keu gau gau" ); } } class Program { public static void Main( string [] args) { Cho c = new Cho(); c.keu(); Console.ReadKey(); } } } |
Và kết quả sau khi thực thi đoạn code trên:
Ở ví dụ trên chúng ta thấy có từ khóa base. Vậy từ khóa base để làm gì?
Trong C#, từ khóa base được sử dụng để truy cập các trường, hàm xây dựng và phương thức của lớp cơ sở.
1
2
3
4
5
6
7
8
9
10
11
12
13
14
15
16
17
18
19
20
21
22
23
24
25
26
27
|
using System; namespace ConsoleApp1 { class DongVat { public string mauLong = "mau trang" ; } class Cho : DongVat { public string mauLong = "mau vang" ; public void HienThiMauLong() { Console.WriteLine( "Long dong vat: " + base .mauLong); Console.WriteLine( "Long cho: " + mauLong); } } class Program { public static void Main( string [] args) { Cho c = new Cho(); c.HienThiMauLong(); Console.ReadKey(); } } } |
Và kết quả sau khi thực thi đoạn code trên:
3. Polymorphism
Từ đa hình (Polymorphism) mình hiểu đơn giản là có nhiều dạng. Ví dụ như Cộng nhưng cộng 2 tham số, 3 tham số, 4 tham số…
Có hai loại đa hình trong C# đó là: đa hình thời gian biên dịch (compile time) và đa hình thời gian chạy (runtime). Đa hình thời gian biên dịch (compile time) thực hiện bằng cách nạp chồng phương thức (method overloading) và nạp chồng toán tử (operator overloading) trong C#. Đa hình thời gian chạy (runtime) thực hiện bằng ghi đè phương thức (method overriding)
Đa hình thời gian biên dịch còn có cách gọi khác là đa hình tĩnh (static polymorphism), đa đình thời gian chạy còn có cách gọi khác là đa hình động (dynamic polymorphism)
Ví dụ cho overloading và overriding mình đã lấy ví dụ ở trên rồi nhé. Các bạn có thể kéo lên xem lại cho hiểu rõ hơn.
4. Lời kết
Như vậy là chúng ta đã tìm hiểu xong về tính đa hình trong c#.
Cảm ơn các bạn đã đọc bài viết.
Nguồn: https://freetuts.net