Ống kính – Lesn, là một thành phần quan trọng để bạn có thể tận hưởng được hết những niềm vui khi sử dụng máy ảnh ống kính đơn (Single-lens reflex camera, SLR) và máy ảnh không gương lật (Mirrorless interchangeable-lens camera, MILC). Trong những nhà sản xuất máy ảnh, Canon hay được khuyên dùng vì hãng này có nhiều ống kính máy ảnh với giá phải chăng, dễ lựa chọn ngay cả đối với người bắt đầu dùng máy ảnh. Tuy nhiên, khi chọn ống kính máy ảnh, bạn sẽ hay thấy những từ chuyên môn như tiêu cự đơn, ống kính zoom, ông kính tele, góc rộng được viết cùng với tên ống kính. Điều này sẽ khiến bạn cảm thấy bối rối khi chọn ống kính phải không?

Lần này, chúng tôi sẽ giới thiệu những cách lựa chọn ống kính máy ảnh Canon và các sản phẩm phổ biến theo bảng xếp hạng. Khi có được một sản phẩm tốt, bạn sẽ hài lòng với những bức ảnh tĩnh thường ngày hay thậm chí cả ảnh chụp chuyển động. Hãy chọn cho mình một ống kính phù hợp nhé!

Mục Lục
Với Ống Kính Canon, Nhiếp Ảnh Gia Nghiệp Dư Cũng Có Thể Tận Hưởng Việc Chụp Ảnh
Cách Chọn Ống Kính Canon
Top 3 Ống Kính Lens Canon Tiêu Cự Đơn
Bảng So Sánh Ống Kính Lens Canon Tiêu Cự Đơn tốt nhất
Top 5 Ống Kính Lens Canon Ống Kính Zoom
Bảng So Sánh Ống Kính Lens Canon Ống Kính Zoom tốt nhất
Lời Kết

Với Ống Kính Canon, Nhiếp Ảnh Gia Nghiệp Dư Cũng Có Thể Tận Hưởng Việc Chụp Ảnh

Với Ống Kính Canon, Nhiếp Ảnh Gia Nghiệp Dư Cũng Có Thể Tận Hưởng Việc Chụp Ảnh

Canon được biết đến là một nhà sản xuất máy ảnh được ưa chuộng đối với những người mới bắt đầu dùng máy ảnh. Với số lượng lớn các lựa chọn về thân máy cũng như ống kính, Canon giúp cho người dùng có thể thoả thích tận hưởng nhiều kiểu ảnh khác nhau. Chức năng tự động lấy nét (AF- Auto Focus) trên đối tượng chụp được đánh giá cao, ngay cả những nhiếp ảnh gia nghiệp dư cũng có thể tự chụp những bức ảnh đẹp dù đối tượng chụp có là tĩnh hay động đi chăng nữa.

Thêm vào đó, Canon còn là một công ty in ấn, vì vậy sản phẩm của họ còn được đặc trưng bởi mức độ hoàn thiện của ảnh sau khi chụp. Ống kính của Canon đáp ứng các nhu cầu chụp ảnh từ chân dung đến phong cảnh, giúp cho bạn có thể tận hưởng những bức ảnh đẹp. Với nhiều lựa chọn giá rẻ, bạn có thể vừa luyện tập nâng cao khả năng chụp của mình, mà cũng có được những bức ảnh thật ưng ý!

 

Cách Chọn Ống Kính Canon

Mời các bạn cùng xem qua những cách chọn ống kính Canon dưới đây.

Chọn Ống Kính Có Ngàm Ống Kính Phù Hợp Với Máy Ảnh

Ngàm là bộ phận kết nối thân máy ảnh và ống kính. Khi chọn ống kính, một yếu tố quan trọng cần xem xét là chọn ngàm phù hợp. Nếu bạn chọn ngàm không đúng, thì ống kính sẽ không thể khớp với thân máy ảnh. Do đó, việc hiểu về các loại ngàm là một công đoạn quan trọng trong chọn ống kính máy ảnh.

Với Máy Ảnh Không Gương Lật, Chọn Ngàm EF-M Hoặc Ngàm RF Với Công Năng Cao Hơn

Với Máy Ảnh Không Gương Lật, Chọn Ngàm EF-M Hoặc Ngàm RF Với Công Năng Cao Hơn

Ống kính máy ảnh được chia làm hai loại là không gương lật và tiêu cự đơn. Đối với ống kính không gương lật, ngàm loại EF-M và RF là hai loại bạn nên chọn.RF là loại ngàm bắt đầu ra thị trường vào năm 2018, có tính năng cao cấp hơn so với dòng EF-M, và cũng đồng nghĩa với giá thành cao hơn.

Nếu bạn có dự định sử dụng lâu dài và xem trọng những tính năng của sản phẩm, thì hãy thử đầu tư vào một ống kính ngàm RF. Mặt khác, nếu bạn chỉ mới bắt đầu sử dụng máy ảnh, thì ngàm EF-M với giá cả hợp lí cũng có thể cho bạn trải nghiệm đầy đủ. EF-M là ngàm dành cho máy ảnh loại không gương lật, và cũng có thể sử dụng cho máy ảnh tiêu cự đơn nếu có công cụ nối chuyên dụng.

Với Máy Ảnh Phản Xạ Ống Kính Đơn , Ngàm Của Ống Kính Phụ Thuộc Vào Kích Cỡ Của Cảm Biến

Với Máy Ảnh Phản Xạ Ống Kính Đơn , Ngàm Của Ống Kính Phụ Thuộc Vào Kích Cỡ Của Cảm Biến

Có hai loại ngàm dùng cho máy ảnh phản xạ ống kính đơn (SLR-Single-Lens Reflex) là EF-S và EF. Loại ngàm nào phù hợp với máy cần được xem xét dựa trên kịch cỡ của cảm biến, vì vậy hãy kiểm tra xem máy ảnh của bạn có cảm biến với kích cỡ đầy đủ (full size) hay cỡ APS-C trước khi chọn ngàm nhé!

Đối với máy ảnh APS-C, cả hai loại ống kính với ngàm EF-S và EF đều có thể dùng được. Mặt khác, nếu máy ảnh của bạn là máy ảnh full-frame (DSLR), nên chọn lựa ống kính ngàm EF.

Xét về tính năng, ngàm EF của DSLR có tính năng tốt hơn. Tuy nhiên, cũng có nhiều điểm bất lợi của sản phẩm này như giá cao và trọng lượng của ống kính nặng. Nếu bạn đang dùng máy ảnh với kích cỡ của ngàm APS-C, bạn có thể lựa chọn cả hai loại ngàm này. Tuy nhiên, đối với một người mới bắt đầu thì bạn nên chọn ngàm EF-S với trọng lượng nhẹ và giá cả phù hợp hơn.

Chọn “Loại Ống Kính” và ” Độ Dài Tiêu Cự” Phụ Thuộc Vào Đối Tượng Chụp

Có hai loại ống kính chụp hình là ống kính tiêu cự đơn và ống kính zoom. Ngoài ra, để có được những bức hình như ý muốn thì cũng cần chú ý vào yếu tố khoảng cách với tiệu cự.

Hai Loại Ống Kính Tiêu Cự Đơn Và Ống Kính Zoom

Hai Loại Ống Kính Tiêu Cự Đơn Và Ống Kính Zoom

Ống kính tiêu cự đơn được khuyên dùng cho những người có mục tiêu cụ thể là họ muốn chụp ảnh gì và ở đâu. Đúng như tên gọi, ống kính tiêu cự đơn là ống kính với một điểm tiêu cự. Vì không có tính năng phóng to, bạn cần phải di chuyển vị trí và góc chụp. Trong khi đó, điểm mạnh của nó là tính năng làm mờ phông. Với điểm hấp dẫn này, bạn sẽ có những bức ảnh giống như một người chụp ảnh chuyên nghiệp với phông nền được làm mờ cẩn thận.

Mặt khác, nếu bạn muốn một ống kính có thể chụp đẹp nhiều đối tượng khác nhau, nên chọn loại ống kính có khả năng điều chỉnh khoảng cách tiêu cự đến đối tượng chụp. Với tính năng này, ngoài việc chụp những vật thể gần, ống kính còn điều chỉnh để bắt được hình ảnh của những vật nằm ở xa như chim hay máy bay trên bầu trời một cách trọn vẹn. Trên ống kính sẽ ghi những thông số về độ dài tiêu cự như “70-300mm”, biểu thị độ xa gần mà máy ảnh có thể điều chỉnh.

Độ Dài Tiêu Cự Ống Kính Quyết Định Phạm Vi Chụp Được Ảnh

Độ Dài Tiêu Cự Ống Kính Quyết Định Phạm Vi Chụp Được Ảnh

Bất kể ống kính là ống kính tiệu cự đơn hay ống kính zoom, thì bạn đều cần kiểm tra độ dài tiêu cự ống kính. Đối với ống kính tiêu cự đơn thì độ dài tiêu cự là 50mm, và đối với ống kính zoom thì độ dài tiêu cự là “70-150mm”. Nếu bạn dùng riêng các ống kính khác nhau tuỳ thuộc vào mục đích sử dụng, thì phạm vi ảnh chụp của bạn sẽ tăng lên đấy!

Độ dài tiêu cự tiêu chuẩn (khoảng 50mm) có góc chụp gần nhất với tầm mắt nên có thể chụp lại hình ảnh giống nhất với những gì bạn thấy, vì vậy dễ dàng sử dụng cho những người bắt đầu chụp ảnh. Ống kính góc rộng (khoảng 30mm trở xuống) có góc chụp rộng, vì vậy thích hợp để chụp những hình ảnh phong cảnh rộng lớn như biển và núi. Ống kính chụp xa (70mm trở lên) được khuyên dùng để chụp đối tượng xa.

Thêm vào đó, ống kính macro với độ dài tiêu cự 60mm, 100mm và 180mm sẽ giúp bạn có thể chụp những bức ảnh cận cảnh của bông hoa nhỏ hay những con côn trùng. Ngay cả khi nếu bạn không có mục tiêu chụp ảnh cụ thể nào, bạn vẫn có thể thưởng thức việc chụp ảnh những hình ảnh xung quanh bạn với ống kính này. Vì vậy nó được khuyên dùng cho việc chụp ảnh vật, hay phong cảnh thay vì chụp ảnh người.

Chỉ Số Khẩu Độ Nhỏ Sẽ Có Tính Năng Làm Mờ Phông Tốt

Chỉ Số Khẩu Độ Nhỏ Sẽ Có Tính Năng Làm Mờ Phông Tốt

Nếu bạn muốn chụp một bức ảnh mà người trong ảnh nổi bật và làm mờ phông nền, hãy chú ý đến chỉ số F (tức khẩu độ) ở trên ống kính. Chỉ số F là chỉ số thể hiện lượng ánh sáng mà máy ảnh sẽ chụp được. Chỉ số này càng nhỏ thì lượng ánh sáng sẽ càng lớn.Lượng ánh sáng lớn đồng nghĩa với tính năng làm mờ phông nền của ống kính càng cao.

Nói một cách khác, hãy chọn ống kính với chỉ số F nhỏ khi bạn muốn đạt được hiệu ứng xóa phông tốt. Tiêu biểu là ống kính với chỉ số F là 2.8 hoặc nhỏ hơn sẽ cho bạn một bức ảnh vừa ý. Đặc biệt, ống kính Canon được ưa chuộng với tính năng chụp ảnh chân dung, vì vậy hãy để ý đến chỉ số F lựa chọn ống kính.

Chọn Theo Những Tính Năng Tiện Lợi Cho Sử Dụng

Chọn Theo Những Tính Năng Tiện Lợi Cho Sử Dụng

Ống kính Canon có sự đa dạng về tính năng, và dưới đây là những tính năng phổ biến nhất. Hãy chọn sản phẩm có những tính năng này tuỳ theo mục định sử dụng và nhu cầu của bạn nhé!

Trong thông số kỹ thuật, ký hiệu IS (Image Stabilization) thể hiện tính năng chống rung khi chụp. Hệ thống chống rung sẽ giảm độ rung khi chụp xuống tối đa, giúp ảnh không bị nhòe . Thêm vào đó, bạn vẫn có thể chụp một bức ảnh đẹp dưới điều kiện trời tối, thiếu sáng, hay khi bạn không thể sử dụng đèn chiếu sáng.

Ngoài ra, còn một tính năng khác của ống kính Canon là động cơ lấy nét USM (Ultra Sonic Motor), giúp bắt nét một cách nhanh chóng, là một tính năng tiện lợi khi bạn muốn lấy nét tự động (Auto Focus). Một kiểu tính năng trong động cơ lấy nét khác là STM (Stepping Motor), thường có giá thành rẻ hơn so với USM. Nhưng nếu nói về hiệu quả chụp, USM sẽ cho bạn sản phẩm tối ưu hơn. Hãy cân nhắc nhu cầu của bản thân trước khi lựa chọn.

Top 3 Ống Kính Lens Canon Tiêu Cự Đơn

Sau đây sẽ là 3 loại ống kính tiêu cự đơn được ưa chuộng nhất mà mybest xin giới thiệu đến bạn đọc.

3
Ngàm ống kính EF-S
Độ dài tiêu cự 24mm
Loại ống kính lens Góc rộng
Khẩu độ F 2.8
Tính năng/Đặc trưng Thấu kính phi cầu, ít biến dạng
2
Ngàm ống kính EF
Độ dài tiêu cự 100mm
Loại ống kính lens Macro
Khẩu độ F 2.8
Tính năng/Đặc trưng Hybrid IS / USM
1
Ngàm ống kính EF
Độ dài tiêu cự 50mm
Loại ống kính lens Tiêu chuẩn
Khẩu độ F 1.8
Tính năng/Đặc trưng STM

Bảng So Sánh Ống Kính Lens Canon Tiêu Cự Đơn tốt nhất

Hình Ảnh Sản Phẩm
1
Canon Ống Kính EF50mm F1.8 STM 1

Canon

2
Canon Ống Kính EF 100mm F2.8L Macro IS USM 1

Canon

3
Canon Ống Kính Tiêu Cự Đơn Góc Rộng EF-S24mm F2.8 STM 1

Canon

Tên Sản Phẩm

Ống Kính EF50mm F1.8 STM

Ống Kính EF 100mm F2.8L Macro IS USM

Ống Kính Tiêu Cự Đơn Góc Rộng EF-S24mm F2.8 STM

Đặc Điểm Giá Cả Phải Chăng Phù Hợp C… Ống Kính Macro và Chân Dung… Ống Kính Dành Cho Việc Chụp…
Giá 2.340.000 VNĐ 21.942.000 VNĐ 3.690.000 VNĐ
Ngàm ống kính EF EF EF-S
Độ dài tiêu cự 50mm 100mm 24mm
Loại ống kính lens Tiêu chuẩn Macro Góc rộng
Khẩu độ F 1.8 2.8 2.8
Tính năng/Đặc trưng STM Hybrid IS / USM Thấu kính phi cầu, ít biến dạng
Link

Top 5 Ống Kính Lens Canon Ống Kính Zoom

Tiếp theo, mybest sẽ giới thiệu bảng xếp hạng ống kính lens Canon loại ống kính zoom.

5

CanonỐng Kính Zoom Góc Siêu Rộng EF-S10-18mm F4.5-5.6 IS STM

5.990.000 VNĐ

Ngàm ống kính EF-S
Độ dài tiêu cự 10-18mm
Loại ống kính lens Góc siêu rộng
Khẩu độ F 4.5-5.6
Tính năng/Đặc trưng IS/STM
4
Ngàm ống kính RF
Độ dài tiêu cự 24-105mm
Loại ống kính lens Ống kính chụp xa cấp độ trung (Medium Telephoto)
Khẩu độ F 4
Tính năng/Đặc trưng IS/Chống bụi, chống nước
3
Ngàm ống kính EF
Độ dài tiêu cự 70-300mm
Loại ống kính lens Ống kính chụp xa
Khẩu độ F 4-5.6
Tính năng/Đặc trưng IS/UD
2
Ngàm ống kính EF
Độ dài tiêu cự 24-70mm
Loại ống kính lens Tiêu chuẩn
Khẩu độ F 2.8
Tính năng/Đặc trưng Lens phi cầu, chống bụi, chống nước
1
Ngàm ống kính EF-S
Độ dài tiêu cự 55-250mm
Loại ống kính lens Ống kính chụp xa
Khẩu độ F 4-5.6
Tính năng/Đặc trưng IS/ STM

Bảng So Sánh Ống Kính Lens Canon Ống Kính Zoom tốt nhất

Hình Ảnh Sản Phẩm
1
Canon Ống Kính EF-S55-250mm F4-5.6 IS STM 1

Canon

2
Canon Ống Kính Full Size EF24-70mm F2.8L II USM 1

Canon

3
Canon Ống Kính EF70-300mm F4-5.6 IS II USM 1

Canon

4
Canon Ống Kính RF24-105mm F4L IS USM 1

Canon

5
Canon Ống Kính Zoom Góc Siêu Rộng EF-S10-18mm F4.5-5.6 IS STM 1

Canon

Tên Sản Phẩm

Ống Kính EF-S55-250mm F4-5.6 IS STM

Ống Kính Full Size EF24-70mm F2.8L II USM

Ống Kính EF70-300mm F4-5.6 IS II USM

Ống Kính RF24-105mm F4L IS USM

Ống Kính Zoom Góc Siêu Rộng EF-S10-18mm F4.5-5.6 IS STM

Đặc Điểm Ống Kính Nhẹ Dành Cho Người… Dành Cho Chụp Ảnh Ngoài Trờ… Chụp Được Những Vật Thể Di … Dành Cho Những Người Muốn T… Ống Kính Góc Siêu Rộng Chụp…
Giá 3.790.000 VNĐ 36.590.000 VNĐ 15.279.000 VNĐ 27.990.000 VNĐ 5.990.000 VNĐ
Ngàm ống kính EF-S EF EF RF EF-S
Độ dài tiêu cự 55-250mm 24-70mm 70-300mm 24-105mm 10-18mm
Loại ống kính lens Ống kính chụp xa Tiêu chuẩn Ống kính chụp xa Ống kính chụp xa cấp độ trung (Medium Telephoto) Góc siêu rộng
Khẩu độ F 4-5.6 2.8 4-5.6 4 4.5-5.6
Tính năng/Đặc trưng IS/ STM Lens phi cầu, chống bụi, chống nước IS/UD IS/Chống bụi, chống nước IS/STM
Link

Lời Kết

Bài viết đã giới thiệu đến các bạn 8 loại ống kính lens của Canon. Các bạn cảm thấy thế nào? Nếu bạn biết chính xác về nơi nào và đối tượng nào các bạn muốn chụp ảnh, bạn có lẽ sẽ dễ dàng lựa chọn ống kính hơn. Khi lựa chọn ống kính mới, hãy nghĩ về điều mình thích và điểm hấp dẫn của mỗi sản phẩm để có được lựa chọn đúng đắn nhất nhé!

Nguồn: mybest

 

ĐĂNG KÝ THÀNH VIÊN

NẾU NỘI DUNG HỮU ÍCH HÃY XEM QUẢNG CÁO ĐỂ ỦNG HỘ

NẾU NỘI DUNG HỮU ÍCH HÃY XEM QUẢNG CÁO ĐỂ ỦNG HỘ

Bạn thấy bài viết này thế nào?
Thể hiện yêu thương tác giả ở đây nhé!

Thích bài viết

thích

Chia sẻ ngay!

Thêm bình luận

Bình luận bằng tài khoản Facebook

After viewing your support content - Please click advertisement for Support & Donate us team! Đóng