Chào các bạn, ở phần này chúng ta sẽ tập trung viết script cho thanh menu mà các bạn đã được học ở bài học trước. Sau khi kết thúc bài hôm nay, các bạn có thể tạo được hiệu ứng cuộn đến hình nền tương ứng khi nhấn chuột vào menu như demo. Nào chúng ta cùng bắt đầu.
1. Phần HTML
Trước hết hãy xem qua toàn bộ mã nguồn:
1
2
3
4
5
6
7
8
9
10
11
12
13
14
15
16
17
18
19
20
21
22
|
< body > < div class = "parallax" > < div class = "side-menu" > < ul > < li class = "forest" onclick = "moveToImage('.forest')" >Forest</ li > < li class = "eagle" onclick = "moveToImage('.eagle')" >Eagle</ li > < li class = "rhino" onclick = "moveToImage('.rhino')" >Rhino</ li > < li class = "owl" onclick = "moveToImage('.owl')" >Owl</ li > < li class = "lion" onclick = "moveToImage('.lion')" >Lion</ li > < li class = "bear" onclick = "moveToImage('.bear')" >Bear</ li > </ ul > </ div > < div class = "forest" ></ div > < div class = "eagle" ></ div > < div class = "rhino" ></ div > < div class = "owl" ></ div > < div class = "lion" ></ div > < div class = "bear" ></ div > < div class = "back" ></ div > </ div > </ body > |
Ở phần này, chúng ta sẽ thêm vào sự kiện onclick
cho từng thẻ li
, sau khi người dùng nhấn vào từng thẻ li
thì sẽ gọi hàm
1
|
onclick = "moveToImage(className)" |
Lưu ý là phần này tên class trùng với tên class trong ảnh nền như freetuts đã đề cập trong các bài học trước về cách đặt tên giúp tiện việc xử lý cho các đoạn script.
2. Phần CSS
Trước hết hãy xem qua toàn bộ mã nguồn:
1
2
3
|
.active { padding-left : 50px ; } |
Ở phần này, rất đơn giản là tạo một class mới với tên là active
. Lưu ý là các thuộc tính trong class này phải giống như cách đặt trong li:hover
vì chúng ta muốn tạo ra biến đổi tương tự với hiệu ứng hover
trên thẻ li
.
3. Phần JavaScript
Trước hết hãy xem qua toàn bộ mã nguồn:
1
2
3
4
5
6
7
8
|
function moveToImage( elem ) { setTimeout( function () { $( 'html, body' ).animate({scrollTop: $( 'div' + elem).offset().top}, 1500); setTimeout( function () { $( "audio" ).attr( "src" , elem + ".mp3" ); }, 1500) }, 500); } |
Chúng ta sẽ dùng thư viện jQuery
để hỗ trợ cho việc viết script
, để tích hợp jQuery
vào mã nguồn chúng ta làm như sau:
Bước 1: vào trang https://code.jquery.com/
Bước 2: chọn phiên bản jQuery
mới nhất, ở đây ta cho jQuery 3.x.
Bước 3: jQuery
cung cấp rất nhiều gói khác nhau, để web xử lý nhanh gọn và hiệu quả ta chọn gói minified
.
Bước 4: khi chọn minified
thì một popup
sẽ hiện ra, sau đó sao chép đoạn mã.
Bước 5: dán đoạn mã đã sao chép vào thẻ head
1
2
3
4
5
|
< script src = "<a href="https://code.jquery.com/jquery-3.3.1.min.js">https://code.jquery.com/jquery-3.3.1.min.js</a>" integrity = "sha256-FgpCb/KJQlLNfOu91ta32o/NMZxltwRo8QtmkMRdAu8=" crossorigin = "anonymous" > </ script > |
Chúng ta bắt đầu tìm hiểu hàm:
1
|
moveToImage( elem ) |
Đầu tiên, ta dùng jQuery
để lấy thành phần body
và html
:
1
|
$( 'html, body' ) |
Ta chọn 2 thẻ body
và html
vì đây là 2 thẻ chính bao hàm tất cả các thành phần của trang web, do đó việc xác định vị trí chủ yếu dựa trên 2 thẻ này.
Tiếp theo, đặt hiệu ứng cuộn trên thẻ html
và body
bằng hàm animate. Cấu trúc của hàm animate
như sau:
1
|
(selector).animate({ styles }, speed, easing, callback) |
Ở bài viết này, ta dùng thuộc tính scrollTop
và cho thời gian trễ là 1,5 giây.
Giá trị của scrollTop
chính là khoảng cách của ảnh nền cần tìm đến vị trí 0 của thẻ html
. Để tính được khoảng cách này, ta dùng hàm bên dưới:
1
|
$( 'div' + elem).offset().top |
Đối tượng đầu vào là thẻ div
cùng với class tương ứng được gán cho biến elem
. Trong bài học của chúng ta, các giá trị của elem
đó là:
1
|
[ ".forest" , ".eagle" , ".rhino" , ".owl" , ".lion" , ".bear" ] |
Bằng cách dùng hàm phía trên, ta sẽ lấy được khoảng cách tương ứng cho từng class. Một lần nữa các bạn thấy rằng việc đặt tên quan trọng trong việc xử lý script
như thế nào.
Cuối cùng, ta đặt tất cả vào hàm setTimeout
để tạo độ trễ nửa giây, trước khi thanh cuộn bắt đầu chạy, điều này tạo cảm giác dịu hơn cho quan sát của người dùng.
1
2
3
|
setTimeout( function () { $( 'html, body' ).animate({scrollTop: $( 'div' + elem).offset().top}, 1500); }, 500); |
4. Lời kết
Kết thúc bài học hôm nay, freetuts đã hướng dẫn các bạn tạo được hiệu ứng nhấn chuột trên menu thông qua đoạn script. Cảm ơn các bạn, hẹn gặp lại trong các bài viết sau.
Theo:https://freetuts.net