Trong bài này chúng ta sẽ tìm hiểu danh sách các kiểu dữ liệu căn bản trong C++.

Thông thường chúng ta chia ra làm hai loại kiểu dữ liệu đó là chữ và số. Nhưng trong lập trình việc chia ra hai loại như vậy không rõ ràng và không phù hợp vì đôi khi sẽ dẫn đến sử dụng không gian trong bộ nhớ một cách dư thừa. Để rõ hơn thì chúng ta sẽ xem danh sách các kiểu dữ liệu trong C++ ở bảng dưới đây.

1. Danh sách kiểu dữ liệu C++

Sau đây là danh sách các kiểu dữ liệu và độ lớn của từng kiểu dữ liệu được lưu trữ trong bộ nhớ máy tính.

Loại dữ liệu Kiểu dữ liệu Số ô nhớ Miền giá trị
Boolean bool 1 byte 0 hoặc 1. Trong đó 0 => FALSE và 1 => TRUE
Ký tự char 1 byte -128 … 127 hoặc 0 … 255
unsign char 1 byte 0 … 255
sign char 1 byte -128 … 127
Số nguyên int 4 byte -2147483648 … 2147483647
unsign int 4 byte 0 … 4294967295
sign int 4 byte -2147483648 … 2147483647
short 2 byte -32768 .. 32767
long 4 byte -215 … 215 – 1
Số thực float 4 byte ±10-37 … ±10+38
double 8 byte ±10-307 … ±10+308

Đây là các kiểu dữ liệu đơn giản có sẵn trong C++, còn các kiểu dữ liệu phức tạp như struct hoặc đối tượng do người dùng định nghĩa thì chúng ta sẽ tìm hiểu ở một bài khác.

Trong các kiểu dữ liệu trên bạn thêm từ khóa sign để định nghĩa miền giá trị từ âm tới dương, bổ sung từ khóa unsign để định nghĩa miền giá trị chỉ số dương. Trường hợp chỉ số dương thì bắt đầu từ 0 và nhân đôi miền giá trị lên.

Ví dụ:

  • Kiểu char có miền giá trị từ -128 … 127
  • Kiểu sign char có miền giá trị từ -128 … 127
  • Kiểu unsign char có miền giá trị từ 0 … 255 (255 ~ 127×2, nhân đôi lên vì bắt đầu từ 0)

Vì nhiều kiểu dữ liệu nên mình không liệt kê hết, bạn hãy tự tính toán để đưa ra miền giá trị cho các kiểu giá trị còn lại nhé.

Nhìn vào bảng này bạn sẽ trả lời được vấn đề mà mình nói ở phần mở đầu đó là việc khai báo biến dư thừa không gian trong bộ nhớ. Mỗi kiểu dữ liệu sẽ có số byte khác nhau, tức là chúng sẽ chiếm bộ nhớ càng nhỏ nếu số byte càng nhỏ, vì vậy khi sử dụng các kiểu dữ liệu thì ta phải cân nhắc tính toán thật kỹ. Ví dụ để lưu trữ tên thì chúng ta sử dụng kiểu char là được.

2. Tìm hiểu các kiểu dữ liệu trong C+

Trước khi vào vấn đề thì bạn cần phải biết đơn vị byte và bit, hai đơn vị này se có công thức chuyển đổi như sau: 1 byte = 8 bit. Mỗi bit sẽ là một ô nhớ trong bộ nhớ máy tính. Mình chỉ giải thích các kiểu dữ liệu chuẩn, còn các kiểu định nghĩa bởi sign và unsign thì bạn tự tính toán nhé.

Bây giờ chúng ta sẽ tìm hiểu chi tiết cụ thể từng loại dữ liệu đã được đề cập ở bảng trên.

Kiểu ký tự:

Có hai kiểu dữ liệu thuộc loại dữ liệu ký tự đó là kiểu char và unsign char. Cả hai đều có chiều dài tối đa là 255 ký tự nhưng với unsign char thì phạm vi biểu diễn sẽ bắt đầu từ 0.

Mỗi ký tự char sẽ chiếm 1 byte (8 bit) trong bộ nhớ và chúng được biểu diễn thông qua bảng mã ASCII.

Kiểu dữ liệu Số ô nhớ Phạm vi biểu diễn
char 1 byte -128 … 127
unsign char 1 byte 0 … 255

Kiểu số nguyên:

Kiểu số nguyên là kiểu số mà khi chia cho 1 sẽ dư 0, nghĩa là đây là một số không có dấu phẩy động.

Chúng ta có các kiểu dữ liệu số nguyên đó là intunsign intshortlongunsign long. Phạm vi biểu diễn và kích thước của chúng sẽ tăng dần.

Kiểu dữ liệu Số ô nhớ Phạm vi biểu diễn
int 2 byte -32768 .. 32767
unsign int 2 byte 0 .. 65535
short 2 byte -32768 .. 32767
long 4 byte -2147483648 đến 2147483647
unsign long 4 byte 0 đến 4294967295

Kiểu ký tự cũng có thể được xem là kiểu số nguyên nếu biểu diễn thông qua  bảng mã ASCII.

Kiểu số thực:

Kiểu số thực là kiểu có dấu phảy động, tức là khi chia số đó cho 1 thì sẽ có dư. Ví dụ 2,5 là kiểu số thực.

Chúng ta có hai kiểu dữ liệu biểu diễn cho số thực đó là float và double và long double.

Kiểu dữ liệu Số ô nhớ Phạm vi biểu diễn Chữ số có nghĩa
float 4 byte 3.4E-38 đến 3.4E+38 7 đến 8
double 8 byte 1.7E-308 đến 1.7E+308 15 đến 16
long double 10 byte 3.4E-4932 đến 1.1E4932 17 đến 18

3. Định nghĩa kiểu dữ liệu bằng TYPEDEF

Từ khóa typedef dùng để đặt tên lại hoặc đặt tên mới cho một kiểu dữ liệu.

Ví dụ bạn muốn đặt một tên khác cho kiểu int thì làm như sau:

 

1
typedef int kieu_so_nguyen;

 

Đoạn code trên sẽ tạo một kiểu dữ liệu tên là kieu_so_nguyen và nó là một bản sao của kiểu int. Lúc này bạn có thể sử dụng bình thường như sau:

 

1
2
3
4
5
6
7
8
9
10
11
12
13
14
#include <iostream.h>
using namespace std;
void main ()
{  
    typedef int kieu_so_nguyen;
    
    kieu_so_nguyen namsinh = 1990;
    
    cout << "Nam sinh cua toi la:";
    cout << endl;
    cout << namsinh;
    cout << endl;
}

 

Chương trình này hoạt động bình thường.

Ngoài ra bạn có thể định nghĩa một kiểu dữ liệu đã giới hạn ký tự như ví dụ dưới đây:

 

1
typedef char character[200];

 

Đoạn code này tạo một kiểu dữ liệu char 200 ký tự và gán nó với cái tên là character. Bây giờ để khai báo một kiểu char 200 ký tự thì bạn sẽ thông qua kiểu character.

 

1
2
3
4
5
6
7
8
9
10
11
12
13
14
15
#include <iostream.h>
using namespace std;
void main ()
{  
    typedef char character[200];
    character HoTen;
    
    cout << "Nhap ho ten cua ban:";
    cin >> HoTen;
    cout << endl;
    cout << "Ho ten cua ban la:";
    cout << HoTen;
    cout << endl;
}

 

Việc đặt lại tên nay sẽ rất hữu ích nếu trong chương trình sử dụng nhiều lần cùng một kiểu dữ liệu và cùng độ dài.

4. Khai báo biến với các kiểu dữ liệu

Khi khai báo biến thì bắt buộc bạn phải chọn một trong các kiểu dữ liệu ở trên cho biến đó.

Ví dụ: Khai báo kiểu dữ liệu cho các biến

 

1
2
3
int namsinh;
char ten[200];
float diem_thi;

 

Giải thích:

  • namsinh: Là một số nguyên nên mình chọn kiểu int.
  • ten: là kiểu ký tự nên mình chọn kiểu char.
  • diem: điểm có dấu phẩy động nên mình chọn kiểu float.

5. Lấy kích cỡ của các kiểu dữ liệu

Để xem kích cỡ của các kiểu dữ liệu thì ta dùng từ khóa sizeof.

Ví dụ:

 

1
2
3
4
5
6
7
8
9
10
11
12
#include <iostream>
using namespace std;
void main()
{
   cout << "char la: " << sizeof(char) << endl;
   cout << "int la: " << sizeof(int) << endl;
   cout << "short int la: " << sizeof(short int) << endl;
   cout << "long int la: " << sizeof(long int) << endl;
   cout << "float la: " << sizeof(float) << endl;
   cout << "double la: " << sizeof(double) << endl;
}

 

6. Lời kết

Với các kiểu dữ liệu căn bản trên bạn có thể viết các chương trình căn bản, và từ các kiểu dữ liệu này sau này chúng ta sẽ xây dựng thành các kiểu dữ liệu phức tạp hơn.

Theo:freetuts.net

ĐĂNG KÝ THÀNH VIÊN

NẾU NỘI DUNG HỮU ÍCH HÃY XEM QUẢNG CÁO ĐỂ ỦNG HỘ

NẾU NỘI DUNG HỮU ÍCH HÃY XEM QUẢNG CÁO ĐỂ ỦNG HỘ

Được quan tâm nhiều nhất

  • Apple Watch Series 4 Teardown

  • Apple Watch Series 5 Teardown - Always on Display Explained

  • iPhone 11 Pro Max Teardown - Tiny Motherboard & BIG Battery!

  • Phim Ngắn Đột Kích - Phiên bản 10 năm trước

Bạn thấy bài viết này thế nào?
Thể hiện yêu thương tác giả ở đây nhé!

Thích bài viết

thích

Chia sẻ ngay!

phuongle

Thành viên từ: 10/12/2019

Điểm uy tín: 5,987

SMod: 1,289 hướng dẫn đã chia sẻ

Team

Lập Trình Thành viên của Lập Trình

1 Thành viên

1,289 bài viết

Thêm bình luận

Bình luận bằng tài khoản Facebook

After viewing your support content - Please click advertisement for Support & Donate us team! Đóng