Cách tăng VRAM cho Card onboard khi bạn cần tăng khả năng xử lý đồ họa trên máy tính Windows không thua kém gì card màn hình rời.

Nếu bạn đang sử dụng máy tính Windows và card mạng được tích hợp trên mainboard (card onboard), thì hoàn toàn có thể tăng dung lượng VRAM.

VRAM là gì?

Đây là thông số rất quan trọng, nó quyết định tới chất lượng khung hình, độ sắc nét… trong hầu hết hết ứng dụng và trò chơi. Bài viết này sẽ hướng dẫn các bạn cách tăng VRAM bằng BIOS / UEFI và Registry trên Windows 7, 8 và 10.

Lưu ý, hướng dẫn này chỉ dành cho máy tính sử dụng VGA on Board (card onboard). Nếu bạn đang sử dụng card đồ họa chuyên dụng, cách duy nhất để cải thiện lượng VRAM đó là mua một cái mới tốt hơn với nhiều dung lượng hơn.

Kiểm tra xem bạn có bao nhiêu VRAM để tăng VRAM cho card onboard

Dedicated Video RAM, hoặc VRAM, thuật ngữ để chỉ dung lượng bộ nhớ (RAM) mà đơn vị xử lý đồ họa (GPU) của hệ thống của bạn có quyền truy cập.

Đây có thể là một yếu tố chính trong hiệu suất chơi game và trình diễn 3D của máy tính Windows. Nếu không có đủ nó, tốc độ xử lý hình ảnh chậm hơn rất nhiều.

Trước khi muốn tăng VRAM, bạn cần biết máy tính Windows của mình đã có bao nhiêu VRAM.

Bước 1: Mở Settings bằng cách nhấn phím Windows + I.

Nếu sử dụng Windows 7 hoặc 8, hãy nhấp chuột phải (hoặc chạm và giữ) trên màn hình và chọn Screen Resolution, sau đó chuyển sang bước 3.

Bước 2: Chọn System, sau đó chọn Display ở menu bên trái.

Cách tăng VRAM cho Card onboard

Bước 3: Cuộn xuống và nhấn vào Advanced display settings.

Bước 4: Nếu bạn đang kết nối nhiều màn hình, cần chọn đúng màn hình chính được kết nối với GPU trong menu thả xuống trên cùng. Sau đó chọn Display adapter properties.

Cách tăng VRAM cho Card onboard

Bước 5: Giá trị bên cạnh Dedicated Video Memory là dung lượng VRAM của GPU.

Trong cửa sổ này, bạn cũng có thể kiểm tra xem mình đang sử dụng card đồ họa rời hay được tích hợp. Nếu Chip Type của bạn được liệt kê là AMD Radeon Graphics Processor hoặc thiết bị Nvidia GTX, bạn đang sử dụng cạc đồ họa chuyên dụng.

Nếu nó cho biết Intel HD Graphics hoặc AMD Accelerated Processing Unit, thì bạn đang sử dụng đồ họa tích hợp và có thể tăng VRAM của mình.

Cách tăng VRAM cho card onboard bằng BIOS / UEFI

Một số PC và Laptop Windows sẽ cho phép bạn gán thêm bộ nhớ hệ thống cho GPU, nó tích hợp trong BIOS / UEFI. Để làm như vậy, bạn cần truy cập vào BIOS hoặc UEFI.

Mỗi BIOS và UEFI có một chút khác biệt, tùy thuộc vào nhà sản xuất và phiên bản BIOS / UEFI. Tuy nhiên, bạn có thể tham khảo hướng dẫn trên màn hình để di chuyển, chọn và lưu các cài đặt.

Cách tăng VRAM cho Card onboard
Cách tăng VRAM cho card onboard bằng bios

Khi ở trong BIOS / UEFI, hãy tìm kiếm các menu có nhãn Advanced Features hoặc Advanced Chipset Features. Bên trong đó, bạn tìm Graphics Settings, Video Settings v.v. Cuối cùng, bạn tìm tùy chọn VGA Share Memory Size hoặc VRAM Size.

Nếu những tùy chọn này tồn tại trong BIOS / UEFI, thì bạn sẽ có thể thay đổi dung lượng từ 128MB, 256MB, 512MB hoặc thậm chí có thể là 1024MB.

Nếu bạn có bộ nhớ hệ thống 2GB, hãy chọn 256GB; nếu bạn có 4GB, hãy chọn 512MB và nếu bạn có 8GB, hãy chọn 1024MB.

Cách tăng VRAM cho card onboard bằng Registry

Một phương pháp khác để tăng VRAM trong PC của bạn là thông qua sổ đăng ký hệ thống. Điều này phức tạp hơn một chút, bạn phải cẩn thận làm đúng theo hướng dẫn vì nếu không, bạn có thể làm hỏng hệ thống.

Bước 1: Nhấn phím Windows + R và nhập regedit. Sau đó nhấn Enter.

Nếu bạn đang sử dụng đồ họa tích hợp của Intel, hãy điều hướng đến HKEY_LOCAL_MACHINE\Software\Intel.

Nếu bạn đang sử dụng AMD, hãy truy cập theo đường dẫn HKEY_LOCAL_MACHINE\Software\AMD.

Cách tăng VRAM cho Card onboard
Cách tăng VRAM cho card onboard bằng Registry

Bước 2: Nhấp chuột phải (hoặc chạm và giữ) vào thư mục Intel hoặc AMD và chọn New > Key. Đặt tên là GMM.

Bước 3: Chọn thư mục GMM và nhấp chuột phải (hoặc nhấn và giữ) vào khoảng trống trong ngăn Windows bên phải. Chọn New > DWORD (32-bit) Value.

Bước 4: Đặt tên cho nó là DedicatedSegmentSize và đặt cho nó một giá trị (Decimal) bằng với lượng VRAM mà bạn muốn GPU của mình có quyền truy cập. Nếu bạn có 4GB bộ nhớ hệ thống, 512MB sẽ là một giá trị tốt để lựa chọn. Nếu bạn có 8GB, 1024 sẽ là một lựa chọn tốt.

Cách tăng VRAM cho Card onboard

Bước 5: Khởi động lại hệ thống của bạn rồi làm theo các bước bên dưới để xem bạn có bao nhiêu VRAM. Nếu nó báo cáo giá trị cao hơn, bạn có thể đã cải thiện hiệu suất hệ thống của mình và có thể chơi trò chơi yêu cầu cao hơn về cấu hình.

Trên đây là 2 cách tăng VRAM cho card onboard trên máy tính Windows

VRAM có nhiệm vụ gì?

Tác dụng chính và lớn nhất của VRAM đó chính là độ phân giải màn hình, VRAM giúp cho việc hiển thị hình ảnh trước và trong thời gian GPU hoạt động.

Màn hình nếu được hiển thị tốt hơn và đẹp hơn sẽ tiêu thụ một lượng nhiều VRAM hơn bởi độ phân giải càng cao sẽ càng có nhiều điểm ảnh.

Ngoài có tác dụng đối với hiển thị màn hình, VRAM còn có ảnh hưởng đến việc thay đổi các kết cấu của trò chơi ở mức cao hơn hoặc thấp hơn.

Ví dụ về nhiệm vụ của VRAM

Ví dụ, bạn có thể chơi một trò chơi từ rất lâu ở mức Low hoặc Medium trên một card đồ họa tầm trung hoặc ngay cả khi sử dụng card onboard (card tích hợp)

Tuy nhiên khi chỉnh ở mức High hoặc Ultra (mức đồ họa cao nhất) hoặc các mod tùy chỉnh kết cấu trò chơi như tính năng chống răng cưa, đổ bóng,… thì sẽ phải sử dụng nhiều VRAM hơn để xử lý các điểm ảnh.

Vai trò của VRAM trong những trò chơi hiện này

Hiện nay, có nhiều trò chơi đòi hỏi số lượng VRAM khác nhau, đối với những trò chơi có nhiều hiệu ứng ánh sáng tiên tiến sẽ cần nhiều tài nguyên hơn mới đáp ứng được nhu cầu.

Theo như thống kê thì chỉ cần một card giá rẻ 2GB VRAM là bạn đã có thể chơi các trò chơi khác nhau trên chiếc máy tính của mình.

VRAM giúp cho việc hiển thị hình ảnh trước và trong thời gian GPU hoạt động

VRAM giúp cho việc hiển thị hình ảnh trước và trong thời gian GPU hoạt động

Đối với những người không quan tâm đến game thì một số phần mềm khác cũng đòi hỏi sử dụng một lượng lớn VRAM.

Một số phần mềm có thể bị ảnh hưởng đến chất lượng kho không có đủ VRAM như: phần mềm thiết kế 3D (AutoCAD, photoshop), phần mềm chỉnh sửa video,…

Kiểm tra xem bạn có bao nhiêu VRAM để tăng VRAM cho card onboard

Dedicated Video RAM, hoặc VRAM, thuật ngữ để chỉ dung lượng bộ nhớ (RAM) mà đơn vị xử lý đồ họa (GPU) của hệ thống của bạn có quyền truy cập.

Đây có thể là một yếu tố chính trong hiệu suất chơi game và trình diễn 3D của máy tính Windows. Nếu không có đủ nó, tốc độ xử lý hình ảnh chậm hơn rất nhiều.

Trước khi muốn tăng VRAM, bạn cần biết máy tính Windows của mình đã có bao nhiêu VRAM.

Bước 1: Mở Settings bằng cách nhấn phím Windows + I.

Nếu sử dụng Windows 7 hoặc 8, hãy nhấp chuột phải (hoặc chạm và giữ) trên màn hình và chọn Screen Resolution, sau đó chuyển sang bước 3.

Bước 2: Chọn System, sau đó chọn Display ở menu bên trái.

Cách tăng VRAM cho Card onboard

Bước 3: Cuộn xuống và nhấn vào Advanced display settings.

Bước 4: Nếu bạn đang kết nối nhiều màn hình, cần chọn đúng màn hình chính được kết nối với GPU trong menu thả xuống trên cùng. Sau đó chọn Display adapter properties.

Cách tăng VRAM cho Card onboard

Bước 5: Giá trị bên cạnh Dedicated Video Memory là dung lượng VRAM của GPU.

Trong cửa sổ này, bạn cũng có thể kiểm tra xem mình đang sử dụng card đồ họa rời hay được tích hợp. Nếu Chip Type của bạn được liệt kê là AMD Radeon Graphics Processor hoặc thiết bị Nvidia GTX, bạn đang sử dụng cạc đồ họa chuyên dụng. Nếu nó cho biết Intel HD Graphics hoặc AMD Accelerated Processing Unit, thì bạn đang sử dụng đồ họa tích hợp và có thể tăng VRAM của mình.

Phần kết cách tăng VRAM cho card onboard

Như vậy, qua nội dung trên đây bạn có thể xác định được VRAM trong máy tính của mình, và có thể tăng nó lên được hay không. Hy vọng rằng thủ thuật nhỏ này sẽ giúp hệ thống máy tính của bạn mạnh mẽ hơn.

Chúc các bạn thực hiện thành công!

XEM QUA BÀN PHÍM CHO IPAD  VÀ BÀN PHÍM CHO MÁY TÍNH BẢNG

ĐĂNG KÝ THÀNH VIÊN

NẾU NỘI DUNG HỮU ÍCH HÃY XEM QUẢNG CÁO ĐỂ ỦNG HỘ

NẾU NỘI DUNG HỮU ÍCH HÃY XEM QUẢNG CÁO ĐỂ ỦNG HỘ

Được quan tâm nhiều nhất

  • Apple Watch Series 5 Teardown - Always on Display Explained

  • Apple Watch Series 4 Teardown

  • iPhone 11 Pro Max Teardown - Tiny Motherboard & BIG Battery!

  • Phim Ngắn Đột Kích - Phiên bản 10 năm trước

Bạn thấy bài viết này thế nào?
5/5 - (2 bình chọn)

Thích bài viết

1 thích

Chia sẻ ngay!

LCT

Thành viên từ: 05/10/2020

Điểm uy tín: 293

Tác giả: 103 hướng dẫn đã chia sẻ

Team

Windows Thành viên của Windows

2 Thành viên

103 bài viết

Thêm bình luận

Bình luận bằng tài khoản Facebook

After viewing your support content - Please click advertisement for Support & Donate us team! Đóng