Nếu chất lượng hình ảnh từ smartphone nhỏ gọn không đủ sức làm bạn hài lòng trong khi chiếc máy chụp ảnh lại có kích thước khá to và không tiện lợi để đăng tải hình ảnh trực tuyến. Hiểu được điều đó, những ông lớn như Canon, Sony, Nikon hay Olympus đã tung ra thị trường những chiếc máy ảnh không gương lật với kích thước nhỏ gọn, cảm biến lớn và dễ sử dụng cho mọi người. Với mức giá cùng nhiều tính năng khác nhau chắc hẳn sẽ làm bạn phân vân khi chọn mua.
Trong bài viết lần này, suamaynhanh sẽ giới thiệu cho bạn top 10 những chiếc máy ảnh không gương lật dành cho người mới bắt đầu được nhiều người chọn mua nhất. Ở phần sau của bài viết, chúng tôi sẽ gợi ý cho bạn những tiêu chí khi chọn mua một chiếc máy ảnh. Chúng tôi hy vọng thông qua bài viết này bạn sẽ chọn cho mình một thiết bị thật ưng ý.
Mục Lục
Sự Hấp Dẫn Của Máy Ảnh Mirrorless Dành Cho Người Mới Bắt Đầu!
Cách Chọn Máy Ảnh Không Gương Lật
10 Máy Ảnh Single Lens Mirroless tốt nhất hiện nay cho người mới (Tư vấn mua 2020)
Bảng So Sánh Máy Ảnh Single Lens Mirrorless
Những Kiến Thức Cơ Bản Khi Chọn Mua Máy Ảnh
Lời Kết
Sự Hấp Dẫn Của Máy Ảnh Mirrorless Dành Cho Người Mới Bắt Đầu!
Đúng như tên gọi của nó, máy ảnh không gương lật không sở hữu gương và có cấu tạo đơn giản hơn so với những loại máy ảnh có ống kính thông thường. Do không có gương, thiết bị này trở nên rất nhẹ và vô cùng nhỏ gọn. Do đó, loại máy ảnh này phù hợp với người vừa tập chụp ảnh và tiện lợi cho việc mang theo. Đây cũng là lựa chọn hoàn hảo để chụp ảnh khi đi du lịch.
Ngoài ra, máy được trang bị màn hình LCD cho phép bạn dễ dàng kiểm tra độ sáng và màu sắc. Bạn có thể kiểm tra chi tiết hình ảnh, căn chỉnh độ phơi sáng, cân bằng trắng và làm mờ nền,… Ngay cả khi bạn chỉ vừa tập sử dụng máy ảnh, bạn vẫn có thể sở hữu những bức ảnh đẹp.
Bên cạnh đó, dù nói đây là máy cho dân nhiếp ảnh nghiệp dư, nhưng máy có hiệu suất hoạt động tương đương với những chiếc máy ống kính đơn trên thị trường và ngày càng có nhiều dòng máy ảnh gương lật chuyên nghiệp xuất hiện. Do đó, nếu bạn muốn tìm hiểu sâu về con đường nhiếp ảnh này, máy ảnh không gương lật sẽ là một lựa chọn thích hợp để bắt đầu.
Cách Chọn Máy Ảnh Không Gương Lật
Trước hết, hãy cùng điểm qua những điểm cần lưu ý khi bạn muốn chọn mua một chiếc máy ảnh không gương lật:
Chọn Kích Thước Cảm Biến Phù Hợp Với Trình Độ Sử Dụng
Kích thước cảm biến là thứ quyết định chất lượng hình ảnh. Máy ảnh không gương lật chủ yếu có ba loại chính: APS-C, Micro Four Thirds và máy ảnh full kích thước. Hãy chọn loại máy ảnh thật sự phù hợp với nhu cầu sử dụng của bạn.
APS-C Và Micro Four Thirds: Lựa Chọn Lý Tưởng Cho Người Bắt Đầu
Nếu bạn là người mới bắt đầu chụp ảnh, hãy chọn loại máy ảnh APS-C hoặc Micro Four Thirds với kích thước nhỏ gọn và tiện dụng. Ưu điểm của loại máy ảnh này là nó có mức giá khá phải chăng.
APS-C là lựa chọn tốt nhất để chụp tele và chụp các đối tượng có kích thước lớn. Nếu bạn yêu thích chụp phong cảnh, hãy chọn loại máy Micro Four Thirds. Loại máy này có độ sâu trường ảnh, tạo nên những bức ảnh với phông nền nhoè đẹp mắt.
Người Dùng Máy Ảnh Chuyên Nghiệp: Máy Full Size Cho Những Bức Ảnh Chất Lượng Cao Nhất!
Đối với người dùng chuyên nghiệp với yêu cầu cao về chất lượng hình ảnh, chúng tôi khuyến khích bạn chọn mua loại máy ảnh full size với khả năng bắt được nhiều ánh sáng, cho những bức ảnh với chất lượng cao hơn. Loại máy ảnh này hạn chế tối đa hiện tượng ngược sáng hay chói nắng, đồng thời cho màu sắc chân thực hơn với hiệu ứng làm mờ phông cho những bức tươi tắn hơn.
Ngoài ra, do tiêu cự của ống kính dài, ảnh của vật thể sẽ ít biến dạng hơn, mang đến những bức ảnh chân thật nhất. Máy có khả năng bắt sáng tốt, rất lý tưởng cho những ảnh yêu thích chụp ảnh đêm. Ngay cả những cảnh có sự chênh lệch lớn về độ tương phản như cảnh hoàn hôn, máy cho phép tái hiện sự thay đổi màu sắc với dải màu mượt mà.
Chọn Máy Ảnh Với Màn Hình Và Kính Ngắm Dễ Sử Dụng
Màn hình và kính ngắm là hai thứ quyết định độ thoải mái của bạn khi chụp ảnh. Hãy kiểm tra chúng thật cẩn thận trước khi mua:
Chụp Ảnh Nhiều Góc Độ. Màn Hình Cảm Ứng như Smartphone.
Việc sử dụng máy ảnh mirrorless chủ yếu thông qua màn hình, nên việc chọn một màn hình dễ dàng sử dụng là rất quan trọng. Đầu tiên, nếu bạn thích chụp ảnh ở góc chụp thấp hoặc ảnh tự sướng, hãy chọn máy ảnh đi kèm với màn hình có thể điều chỉnh được góc độ. Với hỗ trợ này, bạn có thể chụp ảnh từ bất kì vị trí nào.
Có hai loại màn hình có thể di chuyển: Loại nghiêng 180 độ với khả năng di chuyển gập lên xuống và loại màn hình vari-angle góc lật cho phép di chuyển lên xuống trái phải. Nếu bạn muốn chụp những bức ảnh với góc chụp sáng tạo hơn thì máy ảnh có màn hình viri-angle được đánh giá cao hơn loại nghiêng.
Ngoài ra, nếu bạn là người vừa tập làm quen với máy ảnh và quen thuộc với việc sử dụng máy ảnh trên smartphone hơn. Hãy kiểm tra xem màn hình máy có tính năng cảm ứng hay không. Tính năng này sẽ cho phép việc chụp ảnh trở nên dễ dàng hơn như đang chụp trên điện thoại thông minh vậy.
Loại Máy Trang Bị Kính Ngắm: Cho Bố Cục Hình Ảnh Tốt Hơn
Nếu bạn chú ý đến sự cân bằng trong bố cục, hãy sử dụng loại máy ảnh với trang bị kính ngắm. Kính ngắm của máy ảnh không gương lật được gọi là kính ngắm điện tử (EVF). Bạn có thể cân bằng bố cục bằng cách quan sát đối tượng thông qua khung nhắm.
Ngay cả trong thời tiết đẹp, đôi lúc ánh sáng quá chói khiến bạn khó có thể quan sát hình ảnh thông qua màn hình, nếu có ống ngắm thì không còn phải bận tâm nữa. Một ưu điểm khác là bạn có thể giữ máy ảnh bằng cả tay và mặt, hạn chế hiện tượng rung khi đang chụp ảnh. Máy còn cho phép điều chỉnh diopter nên được khuyến khích chọn mua dành cho người có thị lực yếu.
Tuy nhiên, vì kính ngắm điện tử được gắn vào nên thân máy sẽ nặng và giá thành sẽ cao hơn. Do đó, nếu bạn là người vừa tập chụp và có ngân sách hạn chế, hãy chú ý hơn nếu muốn chọn mua loại này. Bạn không cần phải mua ống ngắm ngay, vì có một số sản phẩm cho phép bạn lắp ống ngắm vào thân, do đó bạn có thể cân nhắc mua ống ngắm rồi gắn vào sau cũng được.
Những Chức Năng Hỗ Trợ Chụp Ảnh Dễ Và Đẹp Mắt Hơn
Cùng mybest kiểm tra một vài tính năng cho phép bạn chụp ảnh dễ dàng hơn.
Khả Năng Chống Rung + Chức Năng Ổn Định Hình Ảnh 5 Trục Là Lý Tưởng
Nếu bạn là người vừa tập chụp, bạn nên chọn loại máy sở hữu tính năng chống rung. Bên cạnh đó, cơ chế ổn định hình ảnh được trang bị bên trong máy là lý tưởng nhất.
Có hai loại cơ chế ổn định hình ảnh cho máy ảnh không gương lật: loại được bố trí trong thân máy và loại được cố định trên ống kính. Cả 2 sẽ không có sự khác biệt nào đáng kể. Tuy nhiên khi dùng loại cố định trong thân máy, bạn có thể kết hợp với bất kỳ ống kính nào mà vẫn giữ được chất lượng hình ảnh đẹp.
Có nhiều loại ống kính được trang bị khả năng ổn định hình ảnh, kết hợp chúng với thân máy một cách hợp lý sẽ giúp bức ảnh của bạn ổn định hơn. Bên cạnh đó, bạn có thể chọn loại máy ảnh với chức năng ổn định hình ảnh 5 trục. Đây là mức hiệu chỉnh cao nhất, giúp triệt tiêu hoàn toàn hiện tượng rung nhòe trên ảnh và bạn có thể chụp ảnh chất lượng cao như một nhiếp ảnh gia chuyên nghiệp.
Chế Độ Chụp Ảnh Tự Động, Chụp Ảnh Thật Dễ Dàng
Nếu bạn không giỏi trong việc điều chỉnh các thông số kĩ thuật, hãy chọn loại máy có hỗ trợc chức năng Auto – chế độ tự động giúp việc chụp ảnh trở nên dễ dàng hơn. Ví dụ, nếu bạn chọn chụp ảnh ở chế độ phong cảnh, máy ảnh sẽ nhận diện ra loại phong cảnh mà bạn muốn chụp như cảnh có người hoặc phong cảnh ban đêm. Sau đó, máy sẽ tự động thiết lập chế độ cài đặt sao cho phù hợp với từng tình huống và bạn chỉ việc nhấn phím chụp.
Tuỳ thuộc vào từng loại máy ảnh mà bạn sẽ được trải nghiệm đa dạng chế độ chụp từ chụp chân dung trực tiếp với hiệu ứng làm da mịn màng, khả năng lấy nét tự động vào con ngươi của đối tượng hay hiệu ứng chỉnh sửa Keystone cho phép bạn chụp ảnh thẳng một toà nhà cao tầng. Tuỳ theo từng nhà sản xuất và kiểu máy mà chế độ chụp tự động được thiết lập khác nhau, do đó, bạn nên kiểm tra trên trang web chính thức của nhà sản xuất trước khi chọn mua.
Chia Sẻ Hình Ảnh Sang Điện Thoại Với Kết Nối Wi-Fi Hoặc Bluetooth
Nếu bạn muốn chia sẻ những bức ảnh đã chụp từ máy sang điện thoại thông minh, hãy chọn loại máy ảnh sở hữu chức năng Wi-fi hoặc Bluetooth được tích hợp. Với sự hỗ trợ từ hai loại kết nối này, bạn có thể dễ dàng chuyển hình ảnh từ máy ảnh sang điện thoại thật nhanh chóng.
Một số loại máy ảnh hiện đại còn được trang bị các chức năng tiện lợi như chuyển ảnh, đăng ảnh lên mạng xã hội như Faceboook và Instagram cùng vài ứng dụng đặc biệt khác. Sẽ là một thiếu sót nếu bạn chỉ kiểm tra các loại kết nối như Bluetooth hay Wifi mà không tìm hiểu những gì bạn có thể làm với chúng.
Tiện Lợi Để Mang Theo Với Máy Có Khối Lượng Dưới 400g
Khi chọn mua máy ảnh, hãy chú ý chọn mua những thiết bị có khối lượng dưới 400g hoặc càng nhẹ hơn càng tốt. Trọng lượng này giúp bạn dễ dàng mang theo và không gây hiện tượng mỏi cổ khi đeo. Những chiếc máy ảnh không gương lật với kích thước nhỏ gọn được bán khá nhiều trên thị trường nhưng thời gian gần đây, nhiều loại máy với kích thước to và nặng hơn đã xuất hiện, chú trọng nhiều vào các thông số kĩ thuật.
Tuy nhiên, bạn cũng cần lưu ý rằng, khi lắp ống kính vào thân chính của máy, trọng lượng sẽ tăng lên. Do đó, nếu thân máy quá to sẽ làm toàn bộ thiết bị trở nên khá nặng và cồng kềnh, khó sử dụng. Cả thân máy và ống kính với tổng khối lượng trên dưới khoảng 500g sẽ là hợp lý nhất.
Kiểm Tra Khả Năng Thay Đổi Ống Kính
Thông thường, những máy ảnh mirrorless thường chỉ có thể sử dụng ống kính và ngàm của cùng một nhà sản xuất với thân máy chính. Do đó, trước khi mua bạn nên kiểm tra những phiên bản của ống kính mà nhà sản xuất này sở hữu. Trong một vài trường hợp, bạn có thể sử dụng ống kính từ nhà sản xuất khác thông qua bộ chuyển đổi ngàm.
Nếu bạn không có kinh nghiệm trong việc chọn mua ống kính, hãy chọn những combo lens kit với ống kính và thân máy đã được kết hợp và bán sẵn trên thị trường. Những ống kính này sẽ sở hữu những thông số kĩ thuật phù hợp với thân máy chính, bạn có thể dễ dàng sử dụng mà không cần suy nghĩ.
Nếu bạn không mua máy đi kèm ống kính, bạn có thể chọn mua một ống kính zoom tiêu chuẩn và ống kính có tiêu cự F cố định để dễ dàng thay đổi.
10 Máy Ảnh Single Lens Mirroless tốt nhất hiện nay cho người mới (Tư vấn mua 2020)
Trước tiên, mời bạn cùng tham khảo top 10 những máy ảnh không gương lật đang được nhiều người ưa chuộng nhất hiện nay ngay dưới đây:
FujifilmMáy Ảnh Mirrorless
X-E3
17.490.000 VNĐ
Kích thước cảm biến | APS-C |
---|---|
Chế độ tự động | Chế độ cảnh |
Chức năng ổn định hình ảnh | – |
Màn hình cảm ứng | – |
Ống ngắm điện tử | Có |
Khả năng thay đổi ống kính | – |
Kết nối Wifi/ Bluetooth | Có |
Trọng lượng | 287g |
SonyMáy Ảnh Mirrorless
Alpha A7 Mark III
38.990.000 VNĐ
Kích thước cảm biến | BSI-CMOS |
---|---|
Chế độ tự động | Chế độ tự động cân bằng, phơi sáng,… |
Chức năng ổn định hình ảnh | Có |
Màn hình cảm ứng | Có |
Ống ngắm điện tử | Có |
Khả năng thay đổi ống kính | Đa dạng |
Kết nối Wifi/ Bluetooth | Có |
Trọng lượng | 650g |
SonyMáy Ảnh Mirrorless
Alpha A7 Mark II
21.500.000 VNĐ
Kích thước cảm biến | Exmor CMOS 24.3MP Full-frame |
---|---|
Chế độ tự động | Nhận diện khuôn mặt, ảnh phong cảnh,… |
Chức năng ổn định hình ảnh | Có |
Màn hình cảm ứng | – |
Ống ngắm điện tử | Có |
Khả năng thay đổi ống kính | Đa dạng |
Kết nối Wifi/ Bluetooth | Có |
Trọng lượng | 599 |
PanasonicMáy Ảnh Mirrorless
Lumix DC-G9
28.000.000 VNĐ
Kích thước cảm biến | Micro Four Thirds |
---|---|
Chế độ tự động | Chế độ sáng tạo, chế độ chỉnh sửa ảnh đa dạng |
Chức năng ổn định hình ảnh | Có |
Màn hình cảm ứng | Có |
Ống ngắm điện tử | Có |
Khả năng thay đổi ống kính | – |
Kết nối Wifi/ Bluetooth | Có |
Trọng lượng | 978g |
SonyMáy Ảnh Mirrorless
Alpha A6000
9.990.000 VNĐ
Kích thước cảm biến | APS-C |
---|---|
Chế độ tự động | Chức năng nhận diện khuôn mặt, AF mắt cá, Chế độ cảnh |
Chức năng ổn định hình ảnh | Có |
Màn hình cảm ứng | Loại nghiêng |
Ống ngắm điện tử | Có |
Khả năng thay đổi ống kính | 11 loại |
Kết nối Wifi/ Bluetooth | Wi-Fi |
Trọng lượng | 345g |
Fujifilm X-T30Máy Ảnh Mirrorless
17.990.000 VNĐ
Kích thước cảm biến | APS-C |
---|---|
Chế độ tự động | Chế độ tìm kiếm thể thao, nhận diện khuôn mặt, AF |
Chức năng ổn định hình ảnh | – |
Màn hình cảm ứng | Loại nghiêng |
Ống ngắm điện tử | Có |
Khả năng thay đổi ống kính | – |
Kết nối Wifi/ Bluetooth | Bluetooth |
Trọng lượng | 489 |
CanonMáy Ảnh Mirrorless
EOS RP
30.990.000 VNĐ
Kích thước cảm biến | Kích thước đầy đủ |
---|---|
Chế độ tự động | Auto Focus, Hỗ trợ sáng tạo |
Chức năng ổn định hình ảnh | Có |
Màn hình cảm ứng | Có |
Ống ngắm điện tử | Có |
Khả năng thay đổi ống kính | Có |
Kết nối Wifi/ Bluetooth | 11 loại |
Trọng lượng | 485g |
SonyMáy Ảnh Mirrorless
Alpha A6400
18.990.000 VNĐ
Kích thước cảm biến | APS-C |
---|---|
Chế độ tự động | Chức năng lựa chọn mắt trái / phải Mắt AF thời gian thực |
Chức năng ổn định hình ảnh | Có |
Màn hình cảm ứng | Loại nghiêng |
Ống ngắm điện tử | Có |
Khả năng thay đổi ống kính | Một số ống kính có thể được sử dụng với bộ chuyển đổi gắn kết |
Kết nối Wifi/ Bluetooth | Có |
Trọng lượng | 359g |
CanonMáy Ảnh Mirrorless
EOS M100
12.636.000 VNĐ
Kích thước cảm biến | APS-C |
---|---|
Chế độ tự động | Chức năng hỗ trợ sáng tạo / nhận diện khuôn mặt |
Chức năng ổn định hình ảnh | – |
Màn hình cảm ứng | Màn hình nghiêng |
Ống ngắm điện tử | – |
Khả năng thay đổi ống kính | 6 loại |
Kết nối Wifi/ Bluetooth | Có |
Trọng lượng | 302g |
OlympusMáy Ảnh Mirrorless + Kit 14-42mm
Om-D E-M10 Mark II
10.890.000 VNĐ
Kích thước cảm biến | Micro Four Thirds |
---|---|
Chế độ tự động | Chế độ cảnh, Chế độ ảnh nâng cao, Bộ lọc nghệ thuật |
Chức năng ổn định hình ảnh | Có |
Màn hình cảm ứng | Có |
Ống ngắm điện tử | Có |
Khả năng thay đổi ống kính | Bốn loại ống kính của Panasonic có thể được gắn vào |
Kết nối Wifi/ Bluetooth | Có |
Trọng lượng | 342g |
Bảng So Sánh Máy Ảnh Single Lens Mirrorless
Hình Ảnh Sản Phẩm |
1
Olympus |
2
Canon |
3
Sony |
4
Canon |
5
Fujifilm X-T30 |
6
Sony |
7
Panasonic |
8
Sony |
9
Sony |
10
Fujifilm |
---|---|---|---|---|---|---|---|---|---|---|
Tên Sản Phẩm |
Máy Ảnh Mirrorless + Kit 14-42mm |
Máy Ảnh Mirrorless |
Máy Ảnh Mirrorless |
Máy Ảnh Mirrorless |
Máy Ảnh Mirrorless |
Máy Ảnh Mirrorless |
Máy Ảnh Mirrorless |
Máy Ảnh Mirrorless |
Máy Ảnh Mirrorless |
Máy Ảnh Mirrorless |
Đặc Điểm | Bắt Trọn Khoảng Khắc Với Hà… | Tạo Nên Những Bức Ảnh Ấn Tư… | Máy Ảnh Với Ống Siêu Zoom, … | Chiếc Máy “Hầm Hố” Với Cân … | Ấn Tượng Với Những Bức Ảnh … | Sáng Tạo Hơn Với Khả Năng T… | Bộ Xử Lý Mạnh Mẽ, Kháng Bụi… | Kích Thước Nhỏ Gọn, Tính Nă… | Tính Năng Toàn Diện Cho Cả … | Kích Thước Nhỏ Gọn, Hiệu Su… |
Giá | 10.890.000 VNĐ | 12.636.000 VNĐ | 18.990.000 VNĐ | 30.990.000 VNĐ | 17.990.000 VNĐ | 9.990.000 VNĐ | 28.000.000 VNĐ | 21.500.000 VNĐ | 38.990.000 VNĐ | 17.490.000 VNĐ |
Kích thước cảm biến | Micro Four Thirds | APS-C | APS-C | Kích thước đầy đủ | APS-C | APS-C | Micro Four Thirds | Exmor CMOS 24.3MP Full-frame | BSI-CMOS | APS-C |
Chế độ tự động | Chế độ cảnh, Chế độ ảnh nâng cao, Bộ lọc nghệ thuật | Chức năng hỗ trợ sáng tạo / nhận diện khuôn mặt | Chức năng lựa chọn mắt trái / phải Mắt AF thời gian thực | Auto Focus, Hỗ trợ sáng tạo | Chế độ tìm kiếm thể thao, nhận diện khuôn mặt, AF | Chức năng nhận diện khuôn mặt, AF mắt cá, Chế độ cảnh | Chế độ sáng tạo, chế độ chỉnh sửa ảnh đa dạng | Nhận diện khuôn mặt, ảnh phong cảnh,… | Chế độ tự động cân bằng, phơi sáng,… | Chế độ cảnh |
Chức năng ổn định hình ảnh | Có | – | Có | Có | – | Có | Có | Có | Có | – |
Màn hình cảm ứng | Có | Màn hình nghiêng | Loại nghiêng | Có | Loại nghiêng | Loại nghiêng | Có | – | Có | – |
Ống ngắm điện tử | Có | – | Có | Có | Có | Có | Có | Có | Có | Có |
Khả năng thay đổi ống kính | Bốn loại ống kính của Panasonic có thể được gắn vào | 6 loại | Một số ống kính có thể được sử dụng với bộ chuyển đổi gắn kết | Có | – | 11 loại | – | Đa dạng | Đa dạng | – |
Kết nối Wifi/ Bluetooth | Có | Có | Có | 11 loại | Bluetooth | Wi-Fi | Có | Có | Có | Có |
Trọng lượng | 342g | 302g | 359g | 485g | 489 | 345g | 978g | 599 | 650g | 287g |
Link |
Những Kiến Thức Cơ Bản Khi Chọn Mua Máy Ảnh
Khi chọn mua máy ảnh, bên cạnh những chiếc máy ảnh chính, bạn cũng nên lưu ý đến 3 thông số kĩ thuật cơ bản: hiệu suất AF, tốc độ màn trập và chỉ số ISO.
Nhiều Cảm Biến AF Cho Nhiều Điểm Lấy Nét Hơn
Nói một cách đơn giản, thông số kỹ thuật cho biết số lượng điểm lấy nét trên máy ảnh được gọi là cảm biến AF. Giá trị con số này càng lớn, khả năng lấy nét sẽ nhiều hơn, đặc biết đối với với các vật thể chuyển động nhanh.
Nếu bạn không chụp những vật thể chuyển động, bạn có thể chọn những loại máy sở hữu 10 điểm AF nhưng đối với những vật thể chuyển động nhanh, bạn nên chọn số lượng AF từ 30 đến 50 điểm. Nếu bạn không muốn bỏ lỡ bất kì khoảnh khắc chuyển động cực nhanh nào, số điểm AF từ 50 đến 100 sẽ là lựa chọn thích hợp.
Chụp Đối Tượng Chuyển Động, Chú Ý Tốc Độ Màn Trập
Điều đặc biệt quan trọng khi chụp các đối tượng chuyển động là tốc độ màn trập và khả năng chụp nhanh. Tốc độ màn trập càng nhanh, ảnh chụp sẽ càng chuyên nghiệp như thể bạn chụp những đối tượng đang đứng yên. Thông thường, tốc độ màn trập sẽ giao động từ khoảng 1/2000 đến 1/4000 ở tốc độ cao nhất. Tuy nhiên, một vài mà trập điện tử hiện nay đã sở hữu tốc độ màn trập cực cao có thể lên đến 1/16000.
Nếu mục đích chụp ảnh của bạn là để ghi lại những khoảnh khắc tích tắc, hãy chọn những chiếc máy có tốc độ chụp khoảng 10 khung hình/ giây trở lên. Nếu bạn chỉ cho nhu cầu ghi lại những khoảnh khắc đời thường, hãy chọn máy với tốc độ 4 khung hình/ giây.
Chụp Cảnh Đêm, Chọn Máy Ảnh Sở Hữu Chỉ Số ISO Cao
Độ nhạy ISO là thông số kĩ thuật cho biết lượng ảnh sáng mà cảm biến hình ảnh có thể thu được. Ví dụ: Nếu độ nhạy sáng ISO tăng gấp đôi, bạn có thể chụp bức ảnh đẹp chỉ với một nửa lượng ánh sáng.
Tuỳ thuộc vào từng loại máy ảnh mà bạn có thể tăng độ nhạy sáng ISO khác nhau. Bạn có thể sử dụng ISO 12800 cho các vị trí tối và những vật thể chuyển động, ISO 6400 cho các đối tượng phụ.
Tuy nhiên, việc tăng ISO có nhược điểm là gây nhiễu hình ảnh nhiều hơn. Do đó, bạn không chỉ phải chú ý đến khả năng tăng độ nhạy sáng ISO mà điều quan trọng là bạn cần phải đảm bảo rằng máy ảnh có đủ khả năng để xử lý những bức ảnh cần độ nhạy cao.
Lời Kết
Bạn đã chọn cho mình chiếc máy ảnh mirrorless thật ưng ý chưa? Vì bạn sẽ cần một số lượng tiền khá lớn để sở hữu thiết bị này, chúng tôi hy vọng thông qua những thông tin về cách chọn cùng top 10 những chiếc máy ảnh được yêu thích nhất, bạn sẽ dễ dàng chọn ra cho mình một sản phẩm thật sự ưng ý!
Nguồn: mybest