Pascal – Sửa Máy Nhanh https://www.suamaynhanh.vn/danh-muc-phan-mem/pascal/ Miễn phí hướng dẫn sửa chữa, tháo lắp các thiết bị và cài đặt phần mềm. Sat, 18 Sep 2021 03:31:14 +0000 vi hourly 1 https://wordpress.org/?v=6.1.7 https://suamaynhanh.vn/wp-content/uploads/2018/06/cropped-cropped-cropped-ifix-logo-horiz-32x32.png Pascal – Sửa Máy Nhanh https://www.suamaynhanh.vn/danh-muc-phan-mem/pascal/ 32 32 Free Pascal IDE 3.2.2 – Cách download và cài đặt phần mềm Free Pascal https://suamaynhanh.vn/phan-mem/cach-download-va-cai-dat-phan-mem-free-pascal/ https://suamaynhanh.vn/phan-mem/cach-download-va-cai-dat-phan-mem-free-pascal/#respond Fri, 10 Jan 2020 03:54:57 +0000 https://suamaynhanh.vn/?post_type=wtg_soft&p=14264 Free Pascal IDE là công cụ giúp các bạn đang học lập trình Pascal dễ dàng hơn trong việc cài đặt để …

The post Free Pascal IDE 3.2.2 – Cách download và cài đặt phần mềm Free Pascal appeared first on Sửa Máy Nhanh.

]]>
Free Pascal IDE là công cụ giúp các bạn đang học lập trình Pascal dễ dàng hơn trong việc cài đặt để học tập cực kỳ đơn giản mà ai cũng có thể làm được.

I. Download Free Pascal IDE miễn phí

Free Pascal IDE là một gói phần mềm cài đặt mà trong đó chứa tất cả những thứ viện cần thiết để có thể biên dịch một chương trình được lập trình bằng ngôn ngữ Pascal.

Free Pascal

Trước đây việc cài đặt pascal rất khó khăn, bạn phải mua đĩa cài đặt Turbo Pascal thì mới có thể học được, nhưng bây giờ với phần mềm Free Pascal IDE thì bạn sẽ dễ dàng hơn rất nhiều.

Bạn có thể lên google để tìm kiếm với từ khóa tài phần mềm Free Pascal IDE, hoặc click vào các đường dẫn này để tải trực tiếp nhé. Nếu không tải được thì hãy liên hệ với admin.

Link gốc toàn bộ các phiên bản Free Pascal IDE được download tại đây

Free Pascal

Link tải khác

II. Hướng dẫn cài đặt Free Pascal IDE

Sau khi tải phần mềm về bạn hãy mở file cài đặt, sau đó thực hiện các bước như sau.

Bước 1: Click Next để đồng ý bắt đầu cài đặt.

Free Pascal

Bước 2: Chọn nơi lưu trữ cài đặt. Bạn nên để mặc định thì tốt hơn.

Free Pascal

Bước 3: Chọn cách cài đặt, thường sẽ chọn full installation để có đầy đủ thư viện.

Bước 4: Đặt tên cho thư mục cài đặt. Nên để mặc định là Free Pascal IDE nhé.

free pascal

Bước 5: Thực hiện chọn thêm một vài thông số sau khi cài đặt.

free pascal

Bước 6: Mọi thứ đã sẵn sàng, hãy click nút Install để quá trình bắt đầu diễn ra.

free pascal

Bước 7: Bạn sẽ phải chờ khoảng một đến hai phút để chương trình cài đặt hoàn thành.

free pascal

Bước 8: Một ô thông tin về những tính năng mới trong phiên bản này.

Bước 9: Quá trình cài đặt kết thúc. Hãy click Finish để hoàn thành.

Việc cài đặt này rất dễ nếu như bạn rành một chút về máy tính.

III. Hướng dẫn sử dụng phần mềm Free Pascal IDE

Sau khi cài đặt xong thì bạn sẽ thấy một icon xuất hiện ở desktop như sau. Hãy click double vào để mở chương trình.

Một giao diện mới hiện ra, tại đây bạn sẽ thấy tất cả những menu của nó. Bạn sẽ quan tâm đến ba phần như sau:

  • Menu File: Chứa những lệnh như tạo file, lưu file
  • Menu Edit: Chứa những lệnh như copy, past, clear
  • Menu Run: Chứa những lệnh biên dịch chương trình pascal.

Những menu còn lại thì dựa vào ý nghĩa của nó bạn sẽ sẽ dễ dàng đoán ra được.

Sử dụng phím tắt trong Free Pascal IDE

Nếu bạn muốn lập trình nhanh thì hãy sử dụng những phím tắt sau đây để thao tác.

  • F2: Lưu file
  • F3: Mở một file
  • Alt + F9: Thực hiện compile xem chương trình có lỗi không
  • Ctr + F9: Biên dịch chương trình

Phần kết

Trên là những kiến thức cơ bản khi sử dụng phần mềm Free Pascal IDE. Bạn có thể download free pascal ở link mà mình đã đăng ở trên, hoặc lên mạng tìm kiếm để tải về phiên bản mới nhất nhé.

NGUỒN: https://freetuts.net

The post Free Pascal IDE 3.2.2 – Cách download và cài đặt phần mềm Free Pascal appeared first on Sửa Máy Nhanh.

]]>
https://suamaynhanh.vn/phan-mem/cach-download-va-cai-dat-phan-mem-free-pascal/feed/ 0
Bảng từ khóa của ngôn ngữ Pascal https://suamaynhanh.vn/phan-mem/bang-tu-khoa-cua-ngon-ngu-pascal/ https://suamaynhanh.vn/phan-mem/bang-tu-khoa-cua-ngon-ngu-pascal/#respond Fri, 10 Jan 2020 03:45:12 +0000 https://suamaynhanh.vn/?post_type=wtg_soft&p=14263 Bảng từ khóa trong Pascal là danh sách những từ khóa mà bạn không được sử dụng để đặt tên biến, …

The post Bảng từ khóa của ngôn ngữ Pascal appeared first on Sửa Máy Nhanh.

]]>
Bảng từ khóa trong Pascal là danh sách những từ khóa mà bạn không được sử dụng để đặt tên biến, vì đây là những tên đặc biệt được thiết kế riêng trong ngôn ngữ Pascal. Thực ra nó ko phải là từ khóa nhưng mình muốn dễ hiểu nên gọi vậy, các bạn thông cảm nhé.

Các từ khóa trong Pascal hầu như được biểu diễn bằng bảng chữ cái không có dấu, không sử dụng các ký tự đặc biệt nên rất dễ nhận biết. Đặc biệt khi bạn gõ trong Editor thì sẽ hiển thị lên màu xanh.

I. Bảng từ khóa ngôn ngữ Pascal

Đây là những từ khóa được nằm trong thư viện của Turbo Pascal.

begin break case const
absolute and array asm
do downto else end
constructor continue destructor div
file for function goto
if implementation in inherited
inline interface label mod
nil not object of
on operator or packed
procedure program record reintroduce
repeat self set shl
shr string then to
type unit until uses
var while with xor

II. Bảng từ khóa dành cho Delphi

Trong Delphi chứa tất cả những từ khóa của Pascal, chỉ là bổ sung thêm một số từ khóa dưới đây.

as class except exports
finalization finally initialization is
library on property raise
threadvar try

III. Từ khóa dành riêng cho Free Pascal

Free Pascal có nhiều từ khóa nhất, nó gộp cả hai phần trên và còn có thêm những từ đưới đây.

abs arctan boolean char
cos dispose eof eoln
exp false input integer
ln maxint new odd
ord output pack page
pred read readln real
reset rewrite round sin
sqr sqrt succ text
true trunc write writeln

Lưu ý: Vì trong Pascal không phân biệt chữ hoa và chữ thường nên bạn có thể tự do trình bày nhé, gõ sao cũng được, miễn là đúng cú pháp. Ví dụ BOOLEAN và boolean sẽ có cùng một ý nghĩa, vì nó là một từ khóa.

Như ví dụ ở chương trình sau là sai vì tên biến đã trùng với từ khóa.

PROGRAM PascalStructure;
VAR
	for : string;
BEGIN
END.

Vì vậy bạn không nên đặt tên biến trùng với từ khóa nhé, điều đó sẽ gây ra sự hiểu lầm nghiêm trọng trong pascal.

Nguồn: https://freetuts.net

 

The post Bảng từ khóa của ngôn ngữ Pascal appeared first on Sửa Máy Nhanh.

]]>
https://suamaynhanh.vn/phan-mem/bang-tu-khoa-cua-ngon-ngu-pascal/feed/ 0
Cấu trúc chương trình Pascal https://suamaynhanh.vn/phan-mem/cau-truc-chuong-trinh-pascal/ https://suamaynhanh.vn/phan-mem/cau-truc-chuong-trinh-pascal/#respond Tue, 31 Dec 2019 14:20:06 +0000 https://suamaynhanh.vn/?post_type=wtg_soft&p=14187 I. Cấu trúc Pascal đơn giản Với cấu trúc này bạn sẽ áp dụng cho hầu hết các bài học trong …

The post Cấu trúc chương trình Pascal appeared first on Sửa Máy Nhanh.

]]>
I. Cấu trúc Pascal đơn giản

Với cấu trúc này bạn sẽ áp dụng cho hầu hết các bài học trong chuỗi series học Pascal căn bản. Mọi chương trình đều tuân theo cấu trúc như sau:

1
2
3
4
5
6
7
8
9
10
11
12
13
14
15
16
PROGRAM ProgramName (FileList);
CONST
  (* Constant declarations *)
TYPE
  (* Type declarations *)
VAR
  (* Variable declarations *)
(* Subprogram definitions *)
BEGIN
  (* Executable statements *)
END.

Trong đó:

  • PROGRAM name: là khai báo tên của chương trình.
  • <tt>CONST</tt>: là nơi khai báo các hằng số.
  • TYPE: là nơi khai báo các data type.
  • VAR: là nơi khai báo các biến.
  • BEGIN ... END.: là nội dung chính của chương trình.

Trường hợp chương trình không có các khai báo như biến, hằng số, … thì cấu trúc sẽ đơn giản lai như sau:

1
2
3
4
PROGRAM ProgramName;
BEGIN
  (* Executable statements *)
END.

II. Ví dụ một chương trình Pascal đơn giản

Vì các bạn chưa học về biến nên trong ví dụ đầu tiên này mình sẽ đưa ra một chương trình rất căn bản.

Ví dụ 1: In ra thông tin cá nhân của bạn, mỗi thông tin trên một hàng.

1
2
3
4
5
6
7
8
9
PROGRAM PascalStructure;
BEGIN
    write('Toi ten la: Nguyen Van Cuong');
    readln;
    write('Email: thehalfheart@gmail.com');
    readln;
    write('BLog: freetuts.net');
    readln;
END.

Chạy chương trình và nhấn enter 3 lần thì bạn sẽ thấy ba thông tin kia xuất hiện trên mỗi dòng.

Ví dụ 2: Viết chương trình nhập thông tin cá nhân của bạn, sau đó in thông tin ra màn hình.

Ví dụ này sẽ khó hơn vì bạn sẽ phải sử dụng biến và hàm INPUT như read.

1
2
3
4
5
6
7
8
9
10
11
12
13
14
15
PROGRAM PascalStructure;
VAR
    name : string;
    age : integer;
BEGIN
    writeln('Nhap ten cua ban');
    readln(name);
    
    writeln('Nhap tuoi cua ban');
    readln(age);
    
    writeln('Ban ten la: ', name);
    writeln('Tuoi cua ban la: ', age);
    readln;
END.

Nếu ví dụ 2 này bạn không hiểu thì tạm thời bỏ qua nó nhé, vì ở các bài tiếp theo bạn sẽ được học tất tần tật những thứ có trong ví dụ này.

Như vậy là mình đã giới thiệu xong cấu trúc của một chương trình Pascal đơn giản.

Nguồn: https://freetuts.net

 

 

The post Cấu trúc chương trình Pascal appeared first on Sửa Máy Nhanh.

]]>
https://suamaynhanh.vn/phan-mem/cau-truc-chuong-trinh-pascal/feed/ 0
Biến và kiểu dữ liệu trong Pascal https://suamaynhanh.vn/phan-mem/bien-va-kieu-du-lieu-trong-pascal/ https://suamaynhanh.vn/phan-mem/bien-va-kieu-du-lieu-trong-pascal/#respond Tue, 31 Dec 2019 14:11:30 +0000 https://suamaynhanh.vn/?post_type=wtg_soft&p=14186 Biến là một định danh được trỏ trực tiếp tới ô nhớ dữ liệu trên máy tính. Như các bạn biết, …

The post Biến và kiểu dữ liệu trong Pascal appeared first on Sửa Máy Nhanh.

]]>
Biến là một định danh được trỏ trực tiếp tới ô nhớ dữ liệu trên máy tính. Như các bạn biết, các ô nhớ trên máy tính ta không thể biết được tên của nó là gì, vì vậy trong Pascal đưa ra khái niệm biến để giúp lập trình viên dê dàng thao tác với các ô nhớ đó hơn.

Ví dụ ngôi nhà của bạn nằm ở trong thành phố sẽ rất khó tìm, thậm chí là không thể tìm thấy nếu không có số nhà. Trường hợp này ta gọi số nhà là biến và nó trỏ tới chính xác ngôi nhà đó.

I. Khai báo biến trong Pascal

Như ở trong bài tìm hiểu cấu trúc chương trình Pascal, ta có một khu vực khai báo biến đó là nằm giữa từ khóa PROGRAM và BEGIN.

1
2
3
4
5
6
7
8
9
PROGRAM ProgramName;
VAR
  IdentifierList1 : DataType1;
  IdentifierList2 : DataType2;
  IdentifierList3 : DataType3;
  ...
BEGIN
END.

Như vậy, để khai báo biến a sử dụng cú pháp sau:

1
ten_bien : kieu_du_lieu

Ví dụ: Khai báo biến name với kiểu dữ liệu là char.

name : char

Chúng ta có 4 kiểu dữ liệu sư dụng phổ biến nhất, đó là:

  • integer: là kiểu số nguyên trong phạm vi 32768 tới 32767.
  • real: là kiểu số thực nằm trong phạm vi 3.4×10^-38 to 3.4×10^38
  • char: chứa các kí tự à được bao quanh bởi dấu nháy đơn.
  • boolean: kiểu nhị phân và nó có hai giá trị true hoặc false.

Đúng chuẩn của Turbo Pascal thì chúng ta không có kiểu chuỗi string, nó có ở hầu hết các ngôn ngữ lập trình hiện đại như C/C++. Tuy nhiên qua Free Pascal thì bạn có thể định nghĩa kiểu chuỗi string.

Sau đây là một ví dụ về cách khai báo biến trong Pascal.

1
2
3
4
5
6
7
8
9
10
11
12
program SayHello;
var
yourname : string;
begin
   writeln('Nhap ten cua ban: ');
   readln(yourname);
   
   writeln('Ten cua ban la: ', yourname);
   readln;
end.

Chương trình pascal này sẽ hỏi tên của bạn, bạn nhập tên thì nó sẽ thông báo tên mà bạn vừa nhập.

II. Gán giá trị cho biến trong Pascal

Trong quá trình xây dựng chương trình chắc chắn bạn sẽ phải gán giá trị cho biến, lúc này hãy sử dụng cú pháp dưới đây.

1
var_name := value

Toán tử := ta gọi là toán tử gán, dùng để gán một giá trị cho một biến.

Ví dụ
1
2
3
4
5
6
7
8
9
10
11
12
program SayHello;
var
    yourname : string;
    yourblog : string;
    
begin
   
   yourname := 'Nguyen Van Cuong';
   yourblog := 'freetuts.net';
   
end.

Nếu bạn khai báo nhiều biến cùng kiểu dữ liệu thì có thể sử dụng cách khai báo nhanh như sau:

1
2
3
4
5
6
7
8
9
10
program SayHello;
var
    yourname, yourblog : string;
    
begin
   
   yourname := 'Nguyen Van Cuong';
   yourblog := 'freetuts.net';
end.

III. Các kiểu dữ liệu thường dùng trong Pascal

Pascal chỉ là ngôn ngữ dùng để học lập trình, giúp người mới dễ tiếp cận, vì vậy chúng ta chỉ nên sử dụng một vài kiểu dữ liệu đơn giản và thông dụng.

Như ở phần một mình đã nói, chúng ta có 4 kiểu dữ liệu thông dụng như sau:

  • Kiểu số nguyên (integer): là kiểu dữ liệu dùng cho các số chẵn, có thể là số âm hoặc số dương. Ví dụ cần lưu trữ tuổi của ai đó thì bạn sử dụng kiểu này.
  • Kiểu nhị phân (boolean): là kiểu chỉ có hai giá trị TRUE hoặc FALSE. Ví dụ cần lưu trữ thông số giới tính nam hoặc nữ thì bạn có thể sử dụng kiểu này, TRUE => NAM và FALSE => NỮ.
  • Kiểu số thực (real): là kiểu số có dấu phẩy động. Ví dụ cần lưu điểm trung bình thì nên dùng kiểu này.
  • Kiểu ký tự (char): là các kí tự được bao quanh bởi dấu nháy đơn. Ví dụ cần lưu trữ chuỗi ký tự ngắn thì dùng kiểu này.
  • Kiểu chuỗi (string): xuất hiện ở Free Pascal, là một chuỗi dài hơn kiểu char. Ví dụ cần lưu tên thì nên dùng kiểu này.

Hãy xem ví dụ dưới đây để hiểu rõ hơn cách dùng của các loại biến trên.

1
2
3
4
5
6
7
8
9
10
11
12
13
14
15
16
17
18
19
program SayHello;
var
    yourname : string;
    yourage : integer;
    
begin
   writeln('Nhap ten cua ban: ');
   readln(yourname);
   
   writeln('Nhap tuoi cua ban: ');
   readln(yourage);
   
   writeln('Ten cua ban la: ', yourname);
   writeln;
   writeln('Tuoi cua ban la: ', yourage);
   
   readln;
end.

Chạy chương trình ta sẽ có kết quả như sau:

Trên là cách sử dụng khai báo biến và các kiểu dữ liệu thường gặp trong Pascal. Đây là kiến thức nền tảng nên bạn phải hiểu thì mới học được những bài tiếp theo. Hãy luôn nhớ rằng tùy vào ý nghĩa của từng kiểu dữ liệu mà có cách sử dụng khác nhau, bạn không thể sử dụng kiểu integer để lưu trữ tên được.

Nguồn: https://freetuts.net

 

 

 

The post Biến và kiểu dữ liệu trong Pascal appeared first on Sửa Máy Nhanh.

]]>
https://suamaynhanh.vn/phan-mem/bien-va-kieu-du-lieu-trong-pascal/feed/ 0
Hằng (const) trong Pascal https://suamaynhanh.vn/phan-mem/hang-const-trong-pascal/ https://suamaynhanh.vn/phan-mem/hang-const-trong-pascal/#respond Tue, 31 Dec 2019 14:02:50 +0000 https://suamaynhanh.vn/?post_type=wtg_soft&p=14185 Hằng số (Const) thực chất cũng là một loại biến bình thường, nhưng có điểm khác biệt là bạn phải gán …

The post Hằng (const) trong Pascal appeared first on Sửa Máy Nhanh.

]]>
Hằng số (Const) thực chất cũng là một loại biến bình thường, nhưng có điểm khác biệt là bạn phải gán giá trị ngay lúc khai báo, và không thể thay đổi được. Bởi vậy hằng số chỉ được sử dụng trong trường hợp bạn muốn đó là một biến không thể thay đổi.

I. Khai báo hằng số trong Pascal

Nếu khai báo biến phải dùng từ khóa VAR thì khai báo hằng bạn sẽ dùng từ khóa CONST. Xem cú pháp sau:

1
2
3
4
5
6
7
8
program HangSoPascal;
const
    const_name = value;
    
begin
   
end.

Trong một chương trình có thể định nghĩa nhiều hằng số, lúc này bạn chỉ cần sử dụng cú pháp trên để khai báo nhiều lần.

1
2
3
4
5
6
7
8
9
10
program HangSoPascal;
const
    const_name1 = value1;
    const_name2 = value2;
    const_name3 = value3;
    
begin
   
end.

Ví dụ: Tạo một hằng số PI và giá trị của nó 3.14.

1
2
3
4
5
6
7
8
program HangSoPascal;
const
    PI = 4.14;
    
begin
   
end.

II. Vài cách gán giá trị khác nhau cho hằng số

Giá trị của hằng số có thể là một số tự nhiên, số thực, chuỗi, con trỏ, thậm chí là kiểu Set. Dưới đây là các ví dụ thể hiện cho các trường hợp này.

1
2
3
4
5
6
7
8
9
10
11
12
program HangSoPascal;
const
    PI = 4.14;
    valid_age = 21;
    P = NIL;
    character = '+';
    domain = 'freetuts.net';
begin
   
end.

Việc sử dụng hằng số cũng như một biến thông thường. Xem ví dụ chương trình tính diện tích hình tròn sau:

1
2
3
4
5
6
7
8
9
10
11
12
13
14
15
16
program HangSoPascal;
const
    PI = 4.14;
var
    R, S : real;
begin
   writeln('Nhap ban kinh hinh tron');
   read(R);
   
   S := R * PI;
   
   writeln('Dien tich la: ', S);
   readln;
   readln;
end.

Lưu ý: Vị trí giữa const và var có thể thay thế đảo cho nhau, không quan trọng cái nào trước và cái nào sau.

Như vậy là chúng ta đã học xong khái niệm về hằng số trong Pascal, và cách sử dụng hằng số khi xây dựng chương trình Pascal. Chúc các bạn thành công.

Nguồn: https://freetuts.net

 

The post Hằng (const) trong Pascal appeared first on Sửa Máy Nhanh.

]]>
https://suamaynhanh.vn/phan-mem/hang-const-trong-pascal/feed/ 0
Tạo kiểu dữ liệu (Type) trong Pascal https://suamaynhanh.vn/phan-mem/tao-kieu-du-lieu-type-trong-pascal/ https://suamaynhanh.vn/phan-mem/tao-kieu-du-lieu-type-trong-pascal/#respond Tue, 31 Dec 2019 13:59:24 +0000 https://suamaynhanh.vn/?post_type=wtg_soft&p=14183 Trong bài này chúng ta sẽ học cách sử dụng từ khóa Type trong Pascal, đây là từ khóa dùng để …

The post Tạo kiểu dữ liệu (Type) trong Pascal appeared first on Sửa Máy Nhanh.

]]>
Trong bài này chúng ta sẽ học cách sử dụng từ khóa Type trong Pascal, đây là từ khóa dùng để khai báo một kiểu dữ liệu. Ví dụ bạn muốn tạo một kiểu dữ liệu  s thay thế cho string vì nó quá dài thì có thể sử dụng type. Hoặc bạn cũng có thể tự tạo kiểu dữ liệu với cấu trúc riêng. Chi tiết xin mời xem nội dung dưới đây.

1. Tạo kiểu dữ liệu mới trong Pascal

Khác với các ngôn ngữ cấp cao khác. một biến trong Pascal phải được khai báo ở đầu chương trình trước khi sử dụng, vì vậy khi bạn muốn tạo một kiểu dữ liệu mới thì cũng phải đặt nó ở phía trên cùng của chương trình. Xem cú pháp dưới đây:

1
2
3
4
5
6
7
8
9
10
11
12
program TypeInPascal;
const
    ...
type
    type_name : value;
var
    ...
begin
    ...
end.

Chúng ta nên đặt vị trí theo quy tắc này, nó sẽ giúp chương trình của bạn trong sáng hơn.

Ví dụ: Tạo kiểu dữ liệu s thuộc kiểu string.

1
2
3
4
5
6
7
8
9
10
11
program TypeInPascal;
type
    s : string;
var
    name : s;
begin
    // ...
end.

Ví dụ: Tạo kiểu dữ liệu gồm tháng trong năm.

1
2
3
type
    months = (January, February, March, April, May,
    June, July, August, September, October, November, December);

Vì bạn chưa học qua các kiểu dữ liệu phức tạp nên trong bài này mình chỉ nói về cách khai báo và thực hành đơn giản.

II. Ví dụ với Type Variable trong Pascal

Ví dụ 1: Hãy khai báo một kiểu dữ liệu gồm các món ăn.

1
2
3
4
5
6
7
8
9
10
11
12
13
14
program TypeInPascal;
type
    beverage = (coffee, tea, milk, water, coke, limejuice);
var
    drink:beverage;
begin
   writeln('Ban thich uong gi?');
   drink := limejuice;
   
   writeln('Toi thich uong ', drink);
   readln;
end.

Chạy chương trình này bạn sẽ nhận được kết quả như sau:

Ban thich uong gi?
Toi thich uong limejuice

III. Tạo dãy các giá trị cho biến trong Pascal

Có một điều rất đặc biệt ở Pascal, đó là bạn có thể tạo một biến với giá trị  bị giới hạn trong một khoảng nào đó. Điều kiện là dãy phải có quy luật tăng dần theo bảng mã ASCII.

Ví dụ:

  • Dãy số từ 1 đến 9: 1 … 9
  • Dãy số từ 1 đến 100: 1 … 100
  • Dãy ký tự từ a đến z: ‘a’ … ‘z’
Ví dụ
1
2
3
4
var
    marks: 1 ... 100;
    grade: 'A' ... 'E';
    age: 1 ... 25;

Nếu giá trị truyền vào cho biến nằm ngoài dãy đó thì sẽ bị báo lỗi. Hãy nhập thông tin sai ở ví dụ dưới đây để xem kết quả.

1
2
3
4
5
6
7
8
9
10
11
12
13
14
15
16
17
program TypeInPascal;
var
    marks: 1 .. 100;
    grade: 'A' .. 'E';
begin
   writeln( 'Nhap con so tu (1 - 100): ');
   readln(marks);
   
   writeln( 'Nhap ky tu tu (A - E): ');
   readln(grade);
   
   writeln('So: ' , marks, ' Ky tu: ', grade);
   
   readln;
end.

Trên là cách sử dụng từ khóa Type trong Pascal để định nghĩa kiểu dữ liệu mới. Chức năng này rất hay vì nó giúp lập trình viên tự chủ hơn trong việc khai báo.

Nguồn:https://freetuts.net

 

The post Tạo kiểu dữ liệu (Type) trong Pascal appeared first on Sửa Máy Nhanh.

]]>
https://suamaynhanh.vn/phan-mem/tao-kieu-du-lieu-type-trong-pascal/feed/ 0
Các lệnh OUTPUT trong Pascal https://suamaynhanh.vn/phan-mem/cac-lenh-output-trong-pascal/ https://suamaynhanh.vn/phan-mem/cac-lenh-output-trong-pascal/#respond Tue, 31 Dec 2019 13:53:22 +0000 https://suamaynhanh.vn/?post_type=wtg_soft&p=14181 Những bài trước chúng ta đã sử dụng một lệnh rất nhiều đó là lệnh writeln. Đây là lệnh thuộc nhóm …

The post Các lệnh OUTPUT trong Pascal appeared first on Sửa Máy Nhanh.

]]>
Những bài trước chúng ta đã sử dụng một lệnh rất nhiều đó là lệnh writeln. Đây là lệnh thuộc nhóm lệnh OUTPUT, nghĩa là nó sẽ in dữ liệu ra ngoài màn hình console.

Vậy, trong bài này chúng ta sẽ phân tích sự khác nhau giữa hai lệnh, đó là lệnh write và writeln.

I. Lệnh write trong Pascal

Lệnh write dùng để in thông tin dữ liệu ra màn hình console. Cú pháp như sau:

1
write('gia tri muon in');

Bạn cũng có thể in một biến thay vì một chuỗi như trên.

write(ten_bien);

Ngoài ra, nếu muốn in nhiều biến cùng một lúc thì bạn phải truyền nhiều tham số và chúng được cách nhau bởi dấu phẩy.

1
write('gia tri 1', bien_1, bien2);

Xem ví dụ dưới đây để hiểu rõ hơn về công dụng của lệnh write trong Pascal.

1
2
3
4
5
6
7
8
9
10
11
12
13
14
15
program InputInPascal;
var
    domain : string;
    owner : string;
begin
    domain := 'freetuts.net';
    owner := 'Nguyen Van Cuong';
    
    write(domain);
    write(owner);
    
    readln;
end.

Chạy chương trình này bạn sẽ nhận được kết quả như sau:

Giả sử bạn cần in ra màn hình nhưng mỗi kết quả nằm trên một hàng thì sao? Lúc này bạn phải sư dụng lệnh writeln.

II. Lệnh writeln trong Pascal

Lệnh writeln có công dụng giống write, chỉ khác một điều duy nhất đó là write thì không xuốn dòng, còn writeln thì xuống dòng.

Nếu bạn viết lại ví dụ trên thì sẽ nhận được kết quả sau:

1
2
3
4
5
6
7
8
9
10
11
12
13
14
15
program InputInPascal;
var
    domain : string;
    owner : string;
begin
    domain := 'freetuts.net';
    owner := 'Nguyen Van Cuong';
    
    writeln(domain);
    writeln(owner);
    
    readln;
end.

Nguồn: https://freetuts.net

 

 

 

The post Các lệnh OUTPUT trong Pascal appeared first on Sửa Máy Nhanh.

]]>
https://suamaynhanh.vn/phan-mem/cac-lenh-output-trong-pascal/feed/ 0
Lệnh Read và Readln trong Pascal https://suamaynhanh.vn/phan-mem/lenh-read-va-readln-trong-pascal/ https://suamaynhanh.vn/phan-mem/lenh-read-va-readln-trong-pascal/#respond Mon, 16 Dec 2019 15:08:47 +0000 https://suamaynhanh.vn/?post_type=wtg_soft&p=13996 Trong bài này chúng ta sẽ tìm hiểu hai lệnh dùng để đọc dữ liệu, đó là lệnh read và readln. …

The post Lệnh Read và Readln trong Pascal appeared first on Sửa Máy Nhanh.

]]>
Trong bài này chúng ta sẽ tìm hiểu hai lệnh dùng để đọc dữ liệu, đó là lệnh read và readln. Thường đi kèm với hai lệnh này sẽ là những lệnh xử lý file như ghi file (rewrite, assign), đóng file (close), … Tuy nhiên, vì chúng ta đang học phần căn bản nên mình sẽ viết về những bài này ở một chuyên mục khác.

 

 I. Lệnh read trong Pascal

Lệnh read dùng để đọc dữ liệu được nhập từ bàn phím. Cú pháp như sau:

1
read (Variable_List);

Trong đó Variable_List là danh sách các tham số sẽ được gán dữ liệu từ bán phím nhập vào.

Ví dụ: Viết chương trình nhập tên của bạn.

1
2
3
4
5
6
7
8
9
10
11
12
program OutputInPascal;
var
    name : string;
begin
    write('Nhap ten cua ban: ');
    readln(name);
    
    writeln('Ten cua ban la: ', name);
    readln;
end.

Chạy chương trình sẽ cho kết quả như sau:

II. Lệnh readln trong Pascal

Lệnh readln có công dụng tương tự như lệnh read, chỉ có điều khác biệt duy nhất là lệnh readln sẽ di chuyển con trỏ tới dòng tiếp theo thay vì kết thúc chương trình. Vì vậy ta nên sử dụng lệnh readln để học pascal.

Ví dụ: Viết chương trình in ra thông tin cá nhân của bạn.

1
2
3
4
5
6
7
8
9
10
11
12
13
14
15
16
17
18
19
20
21
22
program OutputInPascal;
var
    name : string;
    domain : string;
    age : integer;
begin
    write('Nhap ten cua ban: ');
    read(name);
    
    write('Nhap website cua ban: ');
    read(domain);
    
    write('Nhap tuoi cua ban: ');
    read(age);
    
    writeln('Ten cua ban la: ', name);
    writeln('Website cua ban la: ', domain);
    writeln('Tuoi cua ban la: ', age);
    readln;
end.

Chạy chương trình bạn sẽ nhận được giao diện như sau:

Trên là cách sử dụng hàm read và readln trong Pascal. Hàm này sẽ đi theo bạn suốt quãng đường học lập trình nói chung và học pascal nói riêng.

Nguồn: https://freetuts.net

 

 

The post Lệnh Read và Readln trong Pascal appeared first on Sửa Máy Nhanh.

]]>
https://suamaynhanh.vn/phan-mem/lenh-read-va-readln-trong-pascal/feed/ 0
Khối lệnh Begin … End trong Pascal https://suamaynhanh.vn/phan-mem/khoi-lenh-begin-end-trong-pascal/ https://suamaynhanh.vn/phan-mem/khoi-lenh-begin-end-trong-pascal/#respond Mon, 16 Dec 2019 15:04:32 +0000 https://suamaynhanh.vn/?post_type=wtg_soft&p=13994 Trong bài này chúng ta sẽ học lệnh rẽ nhánh if .. then trong Pascal, đây là lệnh dùng để đổi …

The post Khối lệnh Begin … End trong Pascal appeared first on Sửa Máy Nhanh.

]]>
Trong bài này chúng ta sẽ học lệnh rẽ nhánh if .. then trong Pascal, đây là lệnh dùng để đổi hướng chương trình dựa vào một điều kiện nào đó. Kể từ bài lệnh if này ta sẽ bắt đầu học những kiến thức nâng cao hơn.

Trước khi học bài này bạn cần phải hiểu được khái niệm về giá trị của biểu thức. Chúng ta có hai giá trị đó là đúng (TRUE) – sai (FALSE), và mỗi biểu thức đặt trong điều kiện if phải trả về một trong hai giá trị này, vì vậy ta phải sử dụng các toán tử mà mình đã giới thiệu ở bài trước.

I. Lệnh if .. then trong Pascal

Giả sử bạn cần viết một chương trình tính tổng của hai số được nhập vào từ bàn phím, sau đó in ra màn hình tổng đó là số chẵn hay số lẻ. Lúc này bạn phải sử dụng lệnh if.

Cú pháp như sau:

1
2
3
4
if (condition) then
begin
    // statement
end;

Trong đó:

  • condition là điều kiện xảy ra
  • statement là đoạn code sẽ được chạy nếu condition có giá trị TRUE, ngược lại nếu giá trị FALSE thì sẽ bỏ qua.

Ví dụ: Viết chương trình kiểm tra một số có phải là số chẵn hay không

1
2
3
4
5
6
7
8
9
10
11
12
13
14
15
16
17
program IfThenPascal;
var
    a : integer;
begin
    writeln('HOC PASCAL TAI FREETUTS.NET');
    writeln('Nhap vao so can kiem tra');
    readln(a);
    
    if ( a mod 2 = 0 ) then
    begin
        writeln(a, ' la so chan');
    end;
    
    readln;
end.

Chạy chương trình bạn sẽ thu được kết quả như sau:

Lưu ý: Nếu bên trong begin và end chỉ có một lệnh duy nhất thì ta có thể bỏ begin và end. Như ví dụ trên ta có thể viết lại như sau:

1
2
3
4
5
6
7
8
9
10
11
begin
    writeln('HOC PASCAL TAI FREETUTS.NET');
    writeln('Nhap vao so can kiem tra');
    readln(a);
    
    if ( a mod 2 = 0 ) then
        writeln(a, ' la so chan');
    
    readln;
end.

II. Lệnh if .. then .. else trong Pascal

Ở lệnh if .. then ta chỉ cho chương trình chạy được một nhánh duy nhất, nhưng thực tế thì ta cần rẻ rất nhiều nhánh nên lúc này phải sử dụng lệnh if .. then .. else.

Giả sử mình cần viết một chương trình kiểm tra một số xem nó số chẵn hay số lẻ, sau đó in ra màn hình là số chẵn hoặc số lẻ.

Để làm bài này thì trước tiên hãy tham khảo cấu trúc ngữ pháp của lệnh if .. then .. else đã nhé.

1
2
3
4
5
6
7
8
if (condiiton) then
    begin
    // statement1
    end
else
    begin
    // statement2
    end;

Bạn cần chú ý ở khối lệnh begin .. end bên trong lệnh then không có dấu chấm phẩy nhé.

Ok, bây giờ mình sẽ giải bài toán trên như sau:

1
2
3
4
5
6
7
8
9
10
11
12
13
14
15
16
17
18
19
20
21
program IfThenPascal;
var
    a : integer;
begin
    writeln('HOC PASCAL TAI FREETUTS.NET');
    writeln('Nhap vao so can kiem tra');
    readln(a);
    
    if ( a mod 2 = 0 ) then
        begin
            writeln(a, ' la so chan');
        end
    else
        begin
            writeln(a, ' la so le');
        end;
    
    readln;
end.

Kết quả:

Ở bài giải trên mình đã sử dụng khối lênh begin và end, tuy nhiên điều đó là dư thừa bởi đoạn code bên trong chỉ có một lệnh duy nhất. Ta có thể viết lại như sau:

1
2
3
4
if ( a mod 2 = 0 ) then
    writeln(a, ' la so chan');
else
    writeln(a, ' la so le');

III. Lệnh if .. then .. else lồng nhau trong Pascal

Lệnh lồng nhau tức là bên trong một lệnh có chứa nhiêu lệnh con. Điều này có nghĩa trong chương trình có sử dụng các lệnh if .. then, và bên trong đoạn code xử lý lại chứ thêm những đoạn code if .. then khác, ta gọi là lồng nhau.

1
2
3
if (condition1) then
    if (condition2) then
        // statement

Nghe có ve khó phải không nào? Thực ra nó cũng rất dễ nếu như bạn biên dịch tuân theo thứ tự từ trên xuống và từ trái qua phải. Nếu điều kiện thỏa thì chạy code bên trong điều kiện đó, cứ như vậy cho đến hết tất cả các lệnh if lồng nhau.

Ví dụ: Viết chương trình kiểm tra một số, nếu là số chẵn thì kiểm tra số đó lớn hơn 100 không, nếu số lẻ thì kiểm số đó lớn hơn 20 không.

1
2
3
4
5
6
7
8
9
10
11
12
13
14
15
16
17
18
19
20
21
22
23
24
program IfThenPascal;
var
    a : integer;
begin
    writeln('HOC PASCAL TAI FREETUTS.NET');
    writeln('Nhap vao so can kiem tra');
    readln(a);
    
    if ( a mod 2 = 0 ) then
        begin
            writeln(a, ' la so chan');
            if (a > 100) then
                writeln(a, ' lon hon 100');
        end
    else
        begin
            writeln(a, ' la so le');
            if (a > 20) then
                writeln(a, ' lon hon 20');
        end;
    readln;
end.

Chạy lên và nhập số 25 thì ta có được kết quả sau:

Nguồn: https://freetuts.net

 

 

The post Khối lệnh Begin … End trong Pascal appeared first on Sửa Máy Nhanh.

]]>
https://suamaynhanh.vn/phan-mem/khoi-lenh-begin-end-trong-pascal/feed/ 0
Toán tử trong Pascal https://suamaynhanh.vn/phan-mem/toan-tu-trong-pascal/ https://suamaynhanh.vn/phan-mem/toan-tu-trong-pascal/#respond Thu, 12 Dec 2019 13:35:20 +0000 https://suamaynhanh.vn/?post_type=wtg_soft&p=13741 I. TOÁN TỬ GÁN TRONG PASCAL Toán tử gán rất đặc biệt, vì bạn được thực hành mà chưa được giới …

The post Toán tử trong Pascal appeared first on Sửa Máy Nhanh.

]]>
I. TOÁN TỬ GÁN TRONG PASCAL

Toán tử gán rất đặc biệt, vì bạn được thực hành mà chưa được giới thiệu. Toán tử gán dùng để gán dữ liệu cho biến, cú pháp của nó là:

1
ten_bien := gia_tri

Ví dụ: Gián giá trị cho biến age là 20.

age := 20;

II. TOÁN TỬ TOÁN HỌC TRONG PASCAL

Có tổng cộng 5 loại toán tử toán học đó là: cộng, trừ, nhân, chia và chia lấy dư. Xem bảng dưới đây để hiểu rõ hơn.

Operator Description Example
+ Cộng 10 + 2 = 12
Trừ 10 – 2 = 8
* Nhân 10 * 2 = 20
/ Chia 10 / 2 = 5
mod Chia lấy dư 10 mod 3 = 1

Bạn có thể thực hiện trên các biến thay vì là các con số cụ thể như trên. Xem ví dụ dưới đây để hiểu rõ hơn.

1
2
3
4
5
6
7
8
9
10
11
12
13
14
15
16
program OperatorInPascal;
var
    a : integer;
    b : integer;
begin
    a := 20;
    b := 10;
   
    writeln('Phep cong: ', a + b);
    writeln('Phep tru: ', a - b);
    writeln('Phep nhan: ', a * b);
    writeln('Phep chia: ', a / b);
    readln;
end.

III. TOÁN TỬ QUAN HỆ TRONG PASCAL

Toán tử quan hệ là những toán tử dùng để diễn tả mối quan hệ giữa vế trái và vế phải. Chúng ta có tổng cộng 6 loại toán tử quan hệ thường gặp nhất sau đây:

Giả sử A = 10 và B = 20;

Operator Description Example
= Kiểm tra hai vế có bằng nhau không (A = B) => FALSE.
<> Kiểm tra hai vế có khác nhau không (A <> B) => TRUE.
> Kiểm tra vế phải có lớn hơn vế trái không (A > B) => FALSE.
< Kiểm tra vế phải có bé hơn vế trái không (A < B) TRUE.
>= Kiểm tra vế phải có lớn hơn hoặc bằng vế phải không (A >= B) FALSE.
<= Kiểm tra vế phải có bé hơn hoặc bằng vế trái không (A <= B) TRUE.

Toán tử quan hệ thường được sử dụng trong các câu điều kiện, vòng lặp. Những kiến thức này chúng ta sẽ được học ở những bài tiếp theo.

IV. TOÁN TỬ BOOLEAN

Toán tử boolean là những toán tử trả về kết quả nhị phân TRUE hoặc FALSE dựa vào giá trị của hai vế. Giả sử A là vế trái và có giá trị TRUEB là vế phải và có giá trị FALSE, lúc này kết quả thể hiện như bảng sau

Operator Description Example
and Trả về TRUE nếu vế trái và vế phải đều TRUE, ngược lại trả về FALSE (A and B) => false.
and then Tương tự như and, có điều nếu vế trái đã FALSE rồi thì nó sẽ không cần phải kiểm tra vế phải nữa (A and then B) => false.
or Trả về TRUE nếu ít nhất một trong hai vế trái hoặc phải có giá trị TRUE, ngược lại cả hai vế đều FALSE thì trả về FALSE (A or B) => true.
or else Nó tương tự như OR, có điều nếu vế trái TRUE rồi thì nó sẽ không cần phải kiểm tra vế phải (A or else B) => true.
not Dùng để đảo ngược giá trị của toán hạng. Nghĩa là nếu A đang TRUE thì nó sẽ bị đảo thành FALSE, và ngược lại. not (A and B) => true

Trên là tổng hợp những toán tử thường được sử dụng nhất trong Pascal. Vẫn còn rất nhiều loại toán hạng khác nhưng mình sẽ không liệt kê.

Chúng ta sẽ thực hành nhiều hơn ở những bài sau, bởi vì có quá nhiều kiến thức chưa học nên chưa thể đưa ra toàn bộ các trường hợp.

Nguồn: https://freetuts.net

 

The post Toán tử trong Pascal appeared first on Sửa Máy Nhanh.

]]>
https://suamaynhanh.vn/phan-mem/toan-tu-trong-pascal/feed/ 0