Sony là một hãng đi đầu trong sản xuất thiết bị kỹ thuật số và quay chụp hình. Máy ảnh Mirrorless (không gương lật) cũng đã được Sony sản xuất với nhiều dòng như dòng tiêu chuẩn thông thường alpha 7, hay alpha 7R với chất lượng hình ảnh cao, hay alpha 7S với khả năng cảm biết cao, hay alpha 6000 và alpha 5000 có giá thành phải chăng. Tuy nhiên, đối với người ít thông thạo những sản phẩm về máy ảnh, sẽ khó cho họ trong việc hiểu những đặc trưng và điểm khác nhau.
Lần này, chúng tôi xin giới thiệu cách chọn máy ảnh Mirrorless và những sản phẩm được ưa chuộng. Hãy để chúng tôi giúp bạn chọn lựa máy ảnh phù hợp với mình nhé!
Mục Lục
Những Đặc Trưng Của Máy Ảnh Sony Mirrorless
Cách Chọn Máy Ảnh Sony Mirrorless
10 Máy Ảnh Mirrorless Sony tốt nhất hiện nay (Tư vấn mua 2020)
Bảng So Sánh Máy Ảnh Mirrorless Sony được ưa chuộng
Lời Kết
Những Đặc Trưng Của Máy Ảnh Sony Mirrorless
Là sản phẩm của công ty đang dẫn đầu ngành công nghiệp bởi công nghệ cao, máy ảnh Sony Mirrorless sử dụng cảm biến tự phát triển ảnh cùng kích cỡ với máy ảnh phản xạ ống kính đơn. Do đó, chất lượng của hình ảnh tốt và lấy nét tự động (AF) nhanh. Những đặc điểm này đã khiến máy ảnh Sony mirrorless phá vỡ định kiến về máy ảnh mirroless rằng “tốt hơn so với máy ảnh kỹ thuật số nhưng kém hơn so với máy ảnh phản xạ ống kính đơn”.
Bất kể dòng sản phẩm, máy ảnh Sony mirrorless đều có chức năng chống rung khi chụp, vì vậy một đặc điểm của loại máy này là chỉ cần ấn nút là có ngay bức ảnh đẹp. Đặc biệt, sự đa dạng về dòng máy từ mức giá phải chăng đến loại cao cấp cũng là một điểm đặc biệt.
Vì thế, thay vì chỉ so sánh các thông số kĩ thuật của máy, bạn có thể chọn lựa máy ảnh hoàn hảo cho mình dựa trên phong cách hàng ngày và loại hình ảnh bạn muốn chụp.
Cách Chọn Máy Ảnh Sony Mirrorless
Không chỉ hãng Sony mà đối với máy ảnh mirrorless nói chung, các chỉ số kỹ thuật cao không đồng nghĩa với việc rằng đó là một sản phẩm tốt bạn nên mua. Điều quan trọng bạn nên kiểm tra khi mua máy ảnh mirrorless là các chức năng của máy ảnh có phù hợp với mục đích chụp ảnh hay không. Hãy cùng bắt đầu với những hưỡng dẫn dưới đây nhé!
Hãy Hình Dung Về Các Khung Cảnh Bạn Sẽ Chụp Ảnh
Một chiếc máy ảnh lý tưởng tuỳ thuộc vào loại ảnh bạn muốn chụp. Vì thế, hãy nghĩ về mục đích sử dụng chính nào bạn hay sử dụng nhiều, để chọn ra loại máy ảnh phù hợp cho bạn nhé!
Chụp Trong Nhà Hoặc Buổi Tối: Chọn Loại Có Độ Nhạy Sáng ISO Cao
Độ nhạy sáng ISO là giá trị của khả năng cảm biến máy ảnh đối với ánh sáng đi vào cảm biến. Chỉ số càng cao thể hiện khả năng chụp ảnh trong môi trường thiếu sáng của máy ảnh càng tốt càng tốt, phù hợp để chụp ảnh ban đêm hay những nơi thiếu sáng như thủy cung, bar, club chẳng hạn. Ngoài ra, khi bạn muốn tăng tốc độ màn trập để chụp vật thể đang di chuyển, bức ảnh của bạn vẫn không bị tối nếu bạn cài đặt ISO cao.
Cụ thể, khi bạn chụp trong nhà hoặc ở những khung cảnh âm u, nên cài đặt độ nhạy sáng từ 400 đến 800, khi chụp buổi tối thì độ nhạy sáng nên là trên 1600. Tuy nhiên, nếu tăng độ ISO quá cao, ảnh có thể bị nhiễu. Vì vậy, ngoài chỉ số về độ nhạy sáng ISO, bạn cũng nên xem xét độ nhiễu của ảnh sau khi chụp xong.
Chụp Vật Thể Động: Chọn Máy Tự Động Lấy Nét và Chụp Liên Tục Tốt
Nếu bạn muốn chụp những vật thể chuyển động nhanh như chụp trẻ nhỏ, động vật, phương tiện giao thông hay thể thao, ngoài chỉ số ISO cao, máy ảnh của bạn nên có chức năng tự động lấy nét (autofocus) nhanh và chính xác cộng với khả năng chụp hình liên tục. Hãy kiểm tra xem các cảm biến lấy nét tự động có lấy được nét của vật thể khi di chuyển hay không.
Chụp Mà Không Có Tiếng Động: Máy Ảnh Có Chế Độ Chụp Yên Lặng
Máy ảnh Sony mirrorless được trang bị chế độ chụp ảnh yên lặng với chức năng tắt tiếng và không rung tuỳ thuộc vào từng dòng của máy ảnh. Chức năng này phù hợp vào những thời điểm chụp ảnh cần giảm thiểu tiếng động như chụp lúc trẻ đang ngủ, chụp động vật, chụp những buổi thuyết trình và hoà nhạc.
Muốn Ảnh Chất Lượng Cao: Sử Dụng Cảm Biến Hình Ảnh Kích Cỡ Đầy Đủ
Để có được chất lượng hình ảnh cao, ngoài độ phân giải, hãy quan tâm đến độ cảm biến hình ảnh. Cảm biến hình ảnh là thành phần giúp chuyển hoá ánh sáng hấp thụ được qua ống kính trở thành tín hiệu điện tử. Máy ảnh mirrorless sử dụng 3 loại cảm biến hình ảnh được sắp xếp theo thứ tự từ lớn nhất đến nhỏ nhất: “cỡ đầy đủ (full size)”, “APS-C”, và “4/3 inch (micro four thirds)”. Cảm biến hình ảnh càng lớn thì khả năng bắt ánh sáng càng cao, sẽ cho ra bức ảnh chất lượng tốt. Nếu bạn quan tâm đến chất lượng ảnh cao, bạn nên chọn full size.
Tuy nhiên, kích cỡ của cảm biến hình ảnh lớn thì kích thước của máy ảnh cũng to hơn, cùng với sự tăng lên của trọng lượng máy. Lợi thế về kích thước nhỏ gọn và trọng lượng nhẹ của máy ảnh mirrorless sẽ bị mất đi nếu bạn mong muốn có cảm biến hình ảnh lớn. Thêm vào đó, máy ảnh có độ cảm biến hình ảnh lớn thường có giá cả cao, và thường hiếm khi có giá dưới 20 triệu đồng.
Chất lượng của hình ảnh cũng phụ thuộc nhiều vào kỹ năng của người chụp ảnh. Nếu bạn không có kỹ năng tốt để tận dụng những chức năng của một chiếc máy ảnh cao cấp, sẽ thật lãng phí khi mua một chiếc máy ảnh đắt tiền và cồng kềnh. Nếu bạn là một người mới bắt đầu sử dụng máy ảnh, hãy chọn dòng APS-C.
Không Cần Quá Chú Ý Đến Đô Phân Giải Khi Chọn
Bạn thường thấy các quảng cáo nhấn mạnh về độ phân giải của máy ảnh, nhưng bạn không cần quá chú tâm vào yếu tố này khi mua máy. Độ phân giải không phải lúc nào cũng đi cùng với chất lượng của ảnh, và một số những máy ảnh chuyên nghiệp còn được sản xuất với độ phân giải giảm xuống để có được chất lượng chụp ảnh cao lên.
Nếu bạn có máy ảnh với độ phân giải là 8 hay 9 triệu pixel, bạn có thể in ảnh ra với kích cỡ A4. Nhưng khi bạn chỉ đăng ảnh lên blog hay các trang mạng xã hội thì độ phân giải nhỏ hơn vẫn có thể phù hợp. Trong trường hợp trình chiếu trên màn hình tivi 4K, thì độ phân giải là khoảng 8.3 triệu pixel.
Các máy ảnh mirrorless thường có độ phân giải là 12 đến 24 triệu pixel, chỉ số này là đủ cho việc sử dụng của bạn ngay cả khi bạn cắt sửa hay in hình. Nếu không dùng cho chụp ảnh sản phẩm hay phóng kéo hình, bạn không cần đến một máy ảnh với độ phân giải cao hơn.
Chọn Máy Ảnh Dễ Cầm và Vừa Tay
Nếu bạn dự định mua một máy ảnh mirrorless, bạn sẽ muốn chọn một chiếc máy ảnh gọn nhẹ và dễ cầm trên tay. Tuy nhiên, đặc biệt là đối với đàn ông, nếu chọn một chiếc quá nhỏ, thì sẽ không vừa với bàn tay của bạn. Một chiếc máy ảnh dù tốt đến đâu nhưng khó thao tác cũng không hề tốt. Vì vậy, một điều quan trọng là bạn nên chọn một chiếc máy ảnh có cả kích thước và trọng lượng vừa với tay mình.
Hãy Kiểm Tra Những Chức Năng Phụ
Máy ảnh Sony mirrorless có một vài những tính năng chung. Ngoài ra chúng còn có thêm các chức năng bổ sung, khác nhau phụ thuộc vào từng dòng của máy ảnh. Hãy cũng điểm qua những chức năng này nhé!
Máy Ảnh Có Kính Ngắm Trên Máy (Viewfinder)
Có rất nhiều máy ảnh mirrorless không có kính ngắm, nhưng nếu bạn muốn chụp với một khoảng cách gần hơn so với mắt thường, bạn nên chọn một máy ảnh có kính ngắm được trang bị ở trên máy. Tất cả những kính ngắm ở trên máy ảnh Sony mirrorless thường là kính ngắm điện tử, bạn có thể nhìn thấy được ngay kết quả của bức ảnh sẽ ra sao khi những hiệu ứng đươc cài đặt khi chụp.
Người Bắt Đầu Dùng Máy Ảnh Nên Chọn Loại Máy Chống Rung
Trong các máy ảnh mirrorless của Sony, không phải máy ảnh nào cũng có chức năng điều chỉnh chống rung khi chụp ảnh. Mặc dù một ống kính lens có chức năng chống rung cũng là điểm tốt, tuy nhiên khi đó ống kính lens sẽ trở nên nặng và mỗi lần mua ống kính lens bạn đều cần kiểm tra xem ống kính có được trang bị chức năng chống rung hay không. Vì thế, đối với một người chưa có kính nghiệm dùng máy ảnh, nên chọn một chiếc máy có tích hợp chức năng chống rung, giúp bạn an tâm hơn khi chụp hình.
Nếu máy ảnh có trang bị sẵn chức năng chống rung, bạn có thể thoải mái chọn bất cứ loại ống kính lens nào khi sử dụng. Chức năng chống rung của ống kính lens thông thường là 4 chiều, trong khi đó chức năng chống rung tbên trong máy ảnh sẽ thường là 5 chiều. Hãy kiểm tra kỹ xem máy ảnh bạn mua có đính kèm chức năng chống rung ở thân máy hay không nhé!
Chụp Ảnh Bằng Màn Hình Cảm Ứng
Nếu màn hình của máy có tích hợp chức năng cảm ứng, bạn có thể lấy nét của vật mẫu hay chụp hình một cách đơn giản bằng cách chạm vào màn hình, giống như một chiếc điện thoại thông minh. Nếu bạn là người mới sử dụng máy ảnh, và đã quen với việc chụp ảnh ở điện thoại thông minh, hãy chọn loại máy ảnh có màn hình cảm ứng để sử dụng dễ dàng hơn.
Máy Ảnh Có Phần Điều Chỉnh Tự Chọn Dễ Dàng Hơn Cho Người Dùng
Một số dòng máy ảnh có trang bị chức năng cài đặt các nút tự chọn (Custom Key) giúp cho người dùng có thể cài đặt các chức năng của các nút có ở trên máy ảnh. Chức năng này hữu dụng cho người dùng, bởi nó sẽ giúp bạn điều chỉnh chiếc máy trở nên dễ dàng sử dụng hơn, ví dụ như việc cài đặt những chức năng bạn hay dùng vào các nút. Nếu bạn không muốn sử dụng các nút của máy ảnh theo cách nó được mặc định, bạn có thể tự mình cài đặt để phù hợp hơn với việc sử dụng.
Kiểm Tra Đặc Điểm Quay Clip Phù Hợp Với Nhu Cầu
Nếu bạn chỉ muốn sử dụng cả chức năng chụp ảnh và quay video trong cùng một chiếc máy, hay bạn là người quan tâm đến việc quay hình, bạn nên kiểm tra về chức năng quay hình của máy ảnh.
Máy ảnh Sony mirrorless thường có tích hợp tính năng quay video độ nét cao (full HD), và trong số đó cũng có một vài dòng có chức năng quay 4K. Vì vậy, sử dụng máy ảnh Sony mirrorless để quay hình sẽ mang lại video đủ chất lượng để trình chiếu lại trên tivi 4K hay đăng lên youtube.
Hãy Quyết Định Ngân Sách Trước Khi Chọn Máy Ảnh
Giá của máy ảnh tăng lên tuỳ theo vào nhu cầu sử dụng và tính năng của máy. Quyết định trước ngân sách, sau đó chọn những chiếc máy ảnh có chức năng phù hợp với nhu cầu sử dụng và ngân sách dự kiến. Nếu bạn có ngân sách khoảng 15 triệu đồng thì bạn có thể mua một máy ảnh Sony mirrorless có tính năng phóng hình tốt, cho một người mới sử dụng máy.
Bên cạnh đó, máy ảnh được tích hợp trong các điện thoại iphone hay điện thoại thông minh khác gần đây vừa dễ mang theo mình, vừa dễ dàng thao tác khi bạn muốn chụp ngay, rất tiện lợi. Nếu ngân sách dự toán của bạn khoảng 6 triệu đồng thì sử camera điện thoại cũng đã đủ tốt.
Thay Vì Mua Máy 2nd Hand, Hãy Mua Máy Đời Cũ
Một cách để tiết kiệm khi mua máy ảnh là mua máy 2nd hand. Có những cửa hàng chuyên bán máy cũ và họ đã chịu trách nhiệm kiểm tra và bảo hành lại máy trước khi bán. Tuy nhiên, chúng ta không biết được ai là người đã sử dụng chiếc máy ảnh trước đó, họ đã dùng máy ra sao và cả những vấn đề khác như số lần người ta thay nút bấm chụp.
Thêm vào đó, trong trường hợp mua online, có một số rủi ro có thể xảy ra như sản phẩm không tới tay người mua hoặc sản phẩm bị hỏng khi nhận. Nếu có xảy ra vấn đề nào, chúng ta cũng khó kì vọng sự hỗ trợ ví dụ như trả lại hàng.
Nếu muốn tránh những vấn đề trên và có ngân sách giới hạn, hãy mua những chiếc máy ảnh đời cũ. Tốc độ thay đổi của các thế hệ máy ảnh mirrorless nhanh, nên có rất ít sự thay đổi về tính năng chụp giữa đời mới và đời cũ. Hơn nữa, giá của máy ảnh đời cũ thường giảm khoảng vài triệu đồng, nên sẽ giúp bạn tiết kiệm chi phí mà vẫn có được sản phẩm tính năng tốt.
10 Máy Ảnh Mirrorless Sony tốt nhất hiện nay (Tư vấn mua 2020)
Dựa trên những cách lựa chọn máy ảnh mirrorless kể trên, hãy cùng mybest điểm qua những sản phẩm được ưa chuộng nhất của máy ảnh Sony mirrorless trong năm 2018
SonyAlpha 7S II
ILCE-7SM2
25.990.000 VNĐ
Kích cỡ cảm biến | 35mm cỡ đầy đủ (full size) |
---|---|
Độ phân giải/ Điều chỉnh rung | khoảng 1.200 vạn pixel/ điều chỉnh chống rung 5 chiều trong thân máy |
Màn hình cảm ứng/ Kính ngắm | Không/ Có |
Tính năng ghi video | XAVC S/AVCHD/MP4 |
Cảm biến ánh sáng ISO | ISO100-102400 (Mở rộng giới hạn dưới ISO50, giới hạn trên ISO409600) |
Kích thước máy | Rộng126,9 x Cao95,7 x Sâu60,3 (nặng 627g) |
Màn hình | Tinh thể lỏng nghiêng 7,5cm (loại 3.0) ・ (Di chuyển khoảng 107 độ trên, khoảng 41 độ bên dưới) 1.228.800 chấm |
Chức năng khác/ thời gian sản xuất | 13 loại hiệu ứng hình ảnh, phong cách sáng tạo, chức năng chọn cảnh, cài đặt phím tùy chỉnh, video 4K / đầu ra hình ảnh tĩnh, chế độ im lặng/ngày 16 tháng 10 năm 2015 |
SonyMáy Ảnh Sony Mirrorless Alpha A7 Mark III
ILCE-7M3
38.000.000 VNĐ
Kích cỡ cảm biến | Kích cỡ đầy đủ 35,9 mm x 24 mm |
---|---|
Độ phân giải/ Điều chỉnh rung | 24.2MP |
Màn hình cảm ứng/ Kính ngắm | O/O |
Tính năng ghi video | XAVC S・4K |
Cảm biến ánh sáng ISO | ISO 100 – 51200, mở rộng 50 – 204.800 |
Kích thước máy | 127 x 99,1 x 76,2 mm/ 652 g |
Màn hình | Màn hình lật 3 inch (7,6 cm), 922 nghìn điểm ảnh |
Chức năng khác/ thời gian sản xuất | Chế độ chụp yên lặng, bluetooth/ cuối năm 2017 |
SonyAlpha 7 II
ILCE-7M2
25.990.000 VNĐ
Kích cỡ cảm biến | Kích cỡ đầy đủ 35mm (35.8×23.9mm) |
---|---|
Độ phân giải/ Điều chỉnh rung | 24.300.000 pixel/ điều chỉnh rung 5 trục |
Màn hình cảm ứng/ Kính ngắm | x/O |
Tính năng ghi video | XAVC S・AVCHD・MP4 |
Cảm biến ánh sáng ISO | Màn trập cơ ISO100-25600 (mở rộng giới hạn dưới ISO50, giới hạn trên ISO204800), màn trập điện tử ISO100-25600 (ISO50 giới hạn dưới mở rộng) |
Kích thước máy | 126,9 X cao 95,7 X rộng 59,7mm sâu / khoảng 599 g |
Màn hình | Tinh thể lỏng nghiêng 7,5cm (loại 3.0) (trên khoảng 107 độ, thấp hơn khoảng 41 độ), 1.228.800 điểm |
Chức năng khác/ thời gian sản xuất | 13 loại hiệu ứng hình ảnh, chức năng chọn cảnh, đầu ra hình ảnh 4K / ngày 5 tháng 12 năm 2014 |
SonyAlpha 7R III
ILCE-7RM3
59.990.000 VNĐ
Kích cỡ cảm biến | Kích cỡ đầy đủ 35,9 mm x 24 mm |
---|---|
Độ phân giải/ Điều chỉnh rung | khoảng 4240 vạn pixel/ điều chỉnh chống rung 5 chiều trong thân máy |
Màn hình cảm ứng/ Kính ngắm | ○/○ |
Tính năng ghi video | AVCHD |
Cảm biến ánh sáng ISO | ISO100-32000 (mở rộng giới hạn dưới ISO50, giới hạn trên ISO102400) |
Kích thước máy | Khoảng rộng 126,9 X cao 95,6 X 62,7mm sâu / khoảng 657 g |
Màn hình | Tinh thể lỏng nghiêng 7,5cm (loại 3.0) (khoảng 107 độ trên, khoảng 41 độ dưới), 1.440.000 điểm, tương thích với bảng điều khiển cảm ứng |
Chức năng khác/ thời gian sản xuất | 8 loại hiệu ứng hình ảnh, cài đặt phím tùy chỉnh, đầu ra video 4K / hình ảnh tĩnh, hỗ trợ bảng cảm ứng, chụp im lặng có sẵn / ngày 25 tháng 11 năm 2017 |
SonyAlpha 7S
ILCE-7S
43.990.000 VNĐ
Kích cỡ cảm biến | 35mm cỡ đầy đủ (full size) |
---|---|
Độ phân giải/ Điều chỉnh rung | khỏng 1220 vạn pixels/ không có |
Màn hình cảm ứng/ Kính ngắm | x/O |
Tính năng ghi video | XAVC S・AVCHD・MP4 |
Cảm biến ánh sáng ISO | ISO100-102400 (1/ 3EV, mở rộng ISO50-80,128000-409600) |
Kích thước máy | rộng 126,9 X cao 94,4 X sâu 48,2mm / khoảng 489 g |
Màn hình | Tinh thể lỏng nghiêng 7,5cm (loại 3.0) (khoảng 90 độ trên, khoảng 45 độ dưới) 921.600 điểm |
Chức năng khác/ thời gian sản xuất | 13 loại hiệu ứng hình ảnh, chức năng chọn cảnh, đầu ra hình ảnh tĩnh 4K, cài đặt phím tùy chỉnh, chế độ chụp im lặng có sẵn / 20 tháng 6 năm 2014 |
SonyAlpha 7R II
ILCE-7RM2
68.000.000 VNĐ
Kích cỡ cảm biến | Kích cỡ đầy đủ (35mm) |
---|---|
Độ phân giải/ Điều chỉnh rung | Khoảng 4240 vạn pixels/ Điều chỉnh rung 5 chiều |
Màn hình cảm ứng/ Kính ngắm | X / O |
Tính năng ghi video | XAVC S 4K・XAVC S・AVCHD・MP4 |
Cảm biến ánh sáng ISO | ISO100-25600 (Mở rộng giới hạn dưới ISO50, giới hạn trên ISO102400) |
Kích thước máy | Rộng 126.9mm x cao 95.7mm x sâu 60.3mm/ trọng lượng 625g |
Màn hình | Tinh thể lỏng nghiêng 7,5cm (loại 3.0) (trên khoảng 107 độ, góc dưới khoảng 41 độ), 1.228.800 điểm |
Chức năng khác/ thời gian sản xuất | 13 loại hiệu ứng hình ảnh, chức năng chọn cảnh, đầu ra video 4K / hình ảnh tĩnh, chụp im lặng có sẵn / ngày 7 tháng 8 năm 2015 |
SonyAlpha 6300
ILCE-6300L B
23.990.000 VNĐ
Kích cỡ cảm biến | Cỡ APS-C (23.5×15.6mm) |
---|---|
Độ phân giải/ Điều chỉnh rung | Khoảng 2420 vạn pixel/ Không có |
Màn hình cảm ứng/ Kính ngắm | x/O |
Tính năng ghi video | XAVC S 4K・XAVC S・AVCHD・MP4 |
Cảm biến ánh sáng ISO | ISO100-25600 (giới hạn trên mở rộng ISO51200) |
Kích thước máy | Rộng 120,0 X cao 66,9 X sâu 48,8mm / khoảng 404 g |
Màn hình | Tinh thể lỏng nghiêng rộng 7,5cm (loại 3.0) (trên khoảng 90 độ, góc dưới khoảng 45 độ), 921.600 điểm |
Chức năng khác/ thời gian sản xuất | 13 loại hiệu ứng hình ảnh, chức năng chọn cảnh, đầu ra video 4K / hình ảnh tĩnh, cài đặt phím tùy chỉnh, chế độ chụp yên lặng có sẵn / 11 tháng 3 năm 2016 |
SonyAlpha 6500
ILCE-6500
39.430.000 VNĐ
Kích cỡ cảm biến | Cỡ APS-C (23.5×15.6mm) |
---|---|
Độ phân giải/ Điều chỉnh rung | khoảng 4240 vạn pixel/ điều chỉnh chống rung 5 chiều trong thân máy |
Màn hình cảm ứng/ Kính ngắm | O/O |
Tính năng ghi video | XAVC S・AVCHD・MP4 |
Cảm biến ánh sáng ISO | ISO100-25600 (giới hạn mở rộng trên ISO51200) |
Kích thước máy | rộng 120,0 X cao 66,9 X sâu 53,3mm / khoảng 453 g |
Màn hình | Tinh thể lỏng nghiêng rộng 7,5cm (loại 3.0) (trên 90 độ, thấp hơn khoảng 45 độ), 921.600 điểm |
Chức năng khác/ thời gian sản xuất | 13 loại hiệu ứng hình ảnh, chức năng chọn cảnh, đầu ra video 4K / hình ảnh tĩnh, cài đặt phím tùy chỉnh, điều chỉnh rung, chế độ chụp im lặng / 2 tháng 12 năm 2016 |
SonyAlpha 5100
ILCE-5100L
12.990.000 VNĐ
Kích cỡ cảm biến | APS-C (25.3×15.6mm) |
---|---|
Độ phân giải/ Điều chỉnh rung | Khoảng 2430 vạn pixels/ X |
Màn hình cảm ứng/ Kính ngắm | O/X |
Tính năng ghi video | XAVC S・AVCHD・MP4 |
Cảm biến ánh sáng ISO | ISO100-25600(1/3EVStep) |
Kích thước máy | rộng 109.6mm x cao 62.8mm x sâu 35.7mm/ 283g |
Màn hình | Tinh thể lỏng nghiêng rộng 7,5cm (loại 3.0) (góc tới 180 độ), 921.600 điểm, tương thích với bảng điều khiển cảm ứng |
Chức năng khác/ thời gian sản xuất | 13 loại hiệu ứng hình ảnh, chức năng chọn cảnh, đầu ra hình ảnh tĩnh 4K, cài đặt phím tùy chỉnh / ngày 5 tháng 9 năm 2014 |
SonyAlpha 6000
ILCE-6000L
12.490.000 VNĐ
Kích cỡ cảm biến | APS-C (23.5 x 15.6 mm) |
---|---|
Độ phân giải/ Điều chỉnh rung | khoảng 2430 vạn pixels/ X |
Màn hình cảm ứng/ Kính ngắm | X/O |
Tính năng ghi video | AVCHD・MP4 |
Cảm biến ánh sáng ISO | ISO100-25600 |
Kích thước máy | rộng 120mm x cao 66.9mm x sâu 45.1mm/ trọng lượng 344g |
Màn hình | Tinh thể lỏng nghiêng rộng 7,5cm (loại 3.0) ・ 921.600 điểm |
Chức năng khác/ thời gian sản xuất | 13 loại hiệu ứng hình ảnh, chức năng chọn cảnh, đầu ra hình ảnh tĩnh 4K, cài đặt phím tùy chỉnh / 14 tháng 3 năm 2014 |
Bảng So Sánh Máy Ảnh Mirrorless Sony được ưa chuộng
Hình Ảnh Sản Phẩm |
1
Sony |
2
Sony |
3
Sony |
4
Sony |
5
Sony |
6
Sony |
7
Sony |
8
Sony |
9
Sony |
10
Sony |
---|---|---|---|---|---|---|---|---|---|---|
Tên Sản Phẩm |
Alpha 6000 |
Alpha 5100 |
Alpha 6500 |
Alpha 6300 |
Alpha 7R II |
Alpha 7S |
Alpha 7R III |
Alpha 7 II |
Máy Ảnh Sony Mirrorless Alpha A7 Mark III |
Alpha 7S II |
Đặc Điểm | Dành Cho Cả Người Chuyên Ng… | Máy Ảnh Nhỏ Gọn Dành Cho Ph… | Dành Cho Người Quan Tâm Đến… | Không Bỏ Lỡ Bất Kỳ Khoảnh K… | Dùng Cho Việc Chụp Ảnh Thôn… | Máy Ảnh Có Độ Nhạy Cao, Nhẹ… | Năng Lực Miêu Tả Ưu Việt Ch… | Cho Những Người Muốn Kết Hợ… | Phiên Bản Thứ 3 Của Seri Al… | Điều Chỉnh Chống Rung Ngay … |
Giá | 12.490.000 VNĐ | 12.990.000 VNĐ | 39.430.000 VNĐ | 23.990.000 VNĐ | 68.000.000 VNĐ | 43.990.000 VNĐ | 59.990.000 VNĐ | 25.990.000 VNĐ | 38.000.000 VNĐ | 25.990.000 VNĐ |
Kích cỡ cảm biến | APS-C (23.5 x 15.6 mm) | APS-C (25.3×15.6mm) | Cỡ APS-C (23.5×15.6mm) | Cỡ APS-C (23.5×15.6mm) | Kích cỡ đầy đủ (35mm) | 35mm cỡ đầy đủ (full size) | Kích cỡ đầy đủ 35,9 mm x 24 mm | Kích cỡ đầy đủ 35mm (35.8×23.9mm) | Kích cỡ đầy đủ 35,9 mm x 24 mm | 35mm cỡ đầy đủ (full size) |
Độ phân giải/ Điều chỉnh rung | khoảng 2430 vạn pixels/ X | Khoảng 2430 vạn pixels/ X | khoảng 4240 vạn pixel/ điều chỉnh chống rung 5 chiều trong thân máy | Khoảng 2420 vạn pixel/ Không có | Khoảng 4240 vạn pixels/ Điều chỉnh rung 5 chiều | khỏng 1220 vạn pixels/ không có | khoảng 4240 vạn pixel/ điều chỉnh chống rung 5 chiều trong thân máy | 24.300.000 pixel/ điều chỉnh rung 5 trục | 24.2MP | khoảng 1.200 vạn pixel/ điều chỉnh chống rung 5 chiều trong thân máy |
Màn hình cảm ứng/ Kính ngắm | X/O | O/X | O/O | x/O | X / O | x/O | ○/○ | x/O | O/O | Không/ Có |
Tính năng ghi video | AVCHD・MP4 | XAVC S・AVCHD・MP4 | XAVC S・AVCHD・MP4 | XAVC S 4K・XAVC S・AVCHD・MP4 | XAVC S 4K・XAVC S・AVCHD・MP4 | XAVC S・AVCHD・MP4 | AVCHD | XAVC S・AVCHD・MP4 | XAVC S・4K | XAVC S/AVCHD/MP4 |
Cảm biến ánh sáng ISO | ISO100-25600 | ISO100-25600(1/3EVStep) | ISO100-25600 (giới hạn mở rộng trên ISO51200) | ISO100-25600 (giới hạn trên mở rộng ISO51200) | ISO100-25600 (Mở rộng giới hạn dưới ISO50, giới hạn trên ISO102400) | ISO100-102400 (1/ 3EV, mở rộng ISO50-80,128000-409600) | ISO100-32000 (mở rộng giới hạn dưới ISO50, giới hạn trên ISO102400) | Màn trập cơ ISO100-25600 (mở rộng giới hạn dưới ISO50, giới hạn trên ISO204800), màn trập điện tử ISO100-25600 (ISO50 giới hạn dưới mở rộng) | ISO 100 – 51200, mở rộng 50 – 204.800 | ISO100-102400 (Mở rộng giới hạn dưới ISO50, giới hạn trên ISO409600) |
Kích thước máy | rộng 120mm x cao 66.9mm x sâu 45.1mm/ trọng lượng 344g | rộng 109.6mm x cao 62.8mm x sâu 35.7mm/ 283g | rộng 120,0 X cao 66,9 X sâu 53,3mm / khoảng 453 g | Rộng 120,0 X cao 66,9 X sâu 48,8mm / khoảng 404 g | Rộng 126.9mm x cao 95.7mm x sâu 60.3mm/ trọng lượng 625g | rộng 126,9 X cao 94,4 X sâu 48,2mm / khoảng 489 g | Khoảng rộng 126,9 X cao 95,6 X 62,7mm sâu / khoảng 657 g | 126,9 X cao 95,7 X rộng 59,7mm sâu / khoảng 599 g | 127 x 99,1 x 76,2 mm/ 652 g | Rộng126,9 x Cao95,7 x Sâu60,3 (nặng 627g) |
Màn hình | Tinh thể lỏng nghiêng rộng 7,5cm (loại 3.0) ・ 921.600 điểm | Tinh thể lỏng nghiêng rộng 7,5cm (loại 3.0) (góc tới 180 độ), 921.600 điểm, tương thích với bảng điều khiển cảm ứng | Tinh thể lỏng nghiêng rộng 7,5cm (loại 3.0) (trên 90 độ, thấp hơn khoảng 45 độ), 921.600 điểm | Tinh thể lỏng nghiêng rộng 7,5cm (loại 3.0) (trên khoảng 90 độ, góc dưới khoảng 45 độ), 921.600 điểm | Tinh thể lỏng nghiêng 7,5cm (loại 3.0) (trên khoảng 107 độ, góc dưới khoảng 41 độ), 1.228.800 điểm | Tinh thể lỏng nghiêng 7,5cm (loại 3.0) (khoảng 90 độ trên, khoảng 45 độ dưới) 921.600 điểm | Tinh thể lỏng nghiêng 7,5cm (loại 3.0) (khoảng 107 độ trên, khoảng 41 độ dưới), 1.440.000 điểm, tương thích với bảng điều khiển cảm ứng | Tinh thể lỏng nghiêng 7,5cm (loại 3.0) (trên khoảng 107 độ, thấp hơn khoảng 41 độ), 1.228.800 điểm | Màn hình lật 3 inch (7,6 cm), 922 nghìn điểm ảnh | Tinh thể lỏng nghiêng 7,5cm (loại 3.0) ・ (Di chuyển khoảng 107 độ trên, khoảng 41 độ bên dưới) 1.228.800 chấm |
Chức năng khác/ thời gian sản xuất | 13 loại hiệu ứng hình ảnh, chức năng chọn cảnh, đầu ra hình ảnh tĩnh 4K, cài đặt phím tùy chỉnh / 14 tháng 3 năm 2014 | 13 loại hiệu ứng hình ảnh, chức năng chọn cảnh, đầu ra hình ảnh tĩnh 4K, cài đặt phím tùy chỉnh / ngày 5 tháng 9 năm 2014 | 13 loại hiệu ứng hình ảnh, chức năng chọn cảnh, đầu ra video 4K / hình ảnh tĩnh, cài đặt phím tùy chỉnh, điều chỉnh rung, chế độ chụp im lặng / 2 tháng 12 năm 2016 | 13 loại hiệu ứng hình ảnh, chức năng chọn cảnh, đầu ra video 4K / hình ảnh tĩnh, cài đặt phím tùy chỉnh, chế độ chụp yên lặng có sẵn / 11 tháng 3 năm 2016 | 13 loại hiệu ứng hình ảnh, chức năng chọn cảnh, đầu ra video 4K / hình ảnh tĩnh, chụp im lặng có sẵn / ngày 7 tháng 8 năm 2015 | 13 loại hiệu ứng hình ảnh, chức năng chọn cảnh, đầu ra hình ảnh tĩnh 4K, cài đặt phím tùy chỉnh, chế độ chụp im lặng có sẵn / 20 tháng 6 năm 2014 | 8 loại hiệu ứng hình ảnh, cài đặt phím tùy chỉnh, đầu ra video 4K / hình ảnh tĩnh, hỗ trợ bảng cảm ứng, chụp im lặng có sẵn / ngày 25 tháng 11 năm 2017 | 13 loại hiệu ứng hình ảnh, chức năng chọn cảnh, đầu ra hình ảnh 4K / ngày 5 tháng 12 năm 2014 | Chế độ chụp yên lặng, bluetooth/ cuối năm 2017 | 13 loại hiệu ứng hình ảnh, phong cách sáng tạo, chức năng chọn cảnh, cài đặt phím tùy chỉnh, video 4K / đầu ra hình ảnh tĩnh, chế độ im lặng/ngày 16 tháng 10 năm 2015 |
Link |
Lời Kết
Việc chọn máy ảnh không còn nằm ở việc xem xét các thông số kỹ thuật. Đặc biệt, Sony còn là hãng đi đầu ngành về sản xuất máy ảnh mirrorless, vì vậy bạn càng phải quan tâm vè nhiều yếu tố hơn bên cạnh những thông số kỹ thuật.
Để có được một sự lựa chọn vừa ý, bạn nên xác định được mục đích chụp ảnh và các hoàn cảnh sử dụng cũng như thói quen sử dụng để có được sản phẩm phù hợp nhất. Hãy lựa chọn một máy ảnh mirrorless phù hợp với bạn và thoả mãn đam mê chụp ảnh của bạn!
Nguồn: mybest